29/7/09

Điểm bùng phát (the tipping point)



Điểm bùng phát là cuốn sách của Malcolm Gladwell, xuất bản năm 2000 và được bình chọn là cuốn sách best-seller trong năm của tờ thời báo New York. Đã nghe loáng thoáng cuốn này từ lâu nhưng nay chú ý đến nó vì xuất hiện 1 sự kiện nhỏ. Đó là, nhân dịp sinh nhật bạn blogger Thành béo râu xồm nên có ý kiếm 1 cuốn sách tặng bạn. Do thời gian eo hẹp, lựa chọn 1 hồi thấy hoa cả mắt nên đành chọn cuốn ‘’điểm bùng phát’’ làm món quà nhỏ vì cái tựa đề sách hơi gây chú ý, khá tò mò… Sau đó mấy hôm thì báo chí đưa tin đại dịch H1N1 đang lan truyền tại Vietnam với tốc độ chóng mặt ,trở thành 1 cơn dịch bùng phát hết sức nguy hiểm….Do đó, vô hình trung việc đọc cuốn sách này trong thời điểm hiện nay lại mang tính thời sự cao, thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về cơ chế bùng phát của các hiện tượng xã hội.

Có 1 sự thật là chúng ta có thể vào trang web: thuvien-ebook.com để tải cuốn sách này về máy và đọc nó bằng phần mềm MOBIPOCKET. Cảm giác đọc ebook bằng màn hình máy tính cũng có cái thú vị riêng nhưng chắc không hay bằng việc cầm 1 cuốn sách bằng xương bằng thịt nhỉ… Nói chung cuốn sách này dễ đọc, đọc nhanh,đọc “trơn” vì cách trình bày rất dễ hiểu theo phong cách Mỹ và việc sách trở thành best-seller cũng dễ hiểu. Ý tưởng chung của cuốn sách là lấy cơ chế bùng phát của bệnh dịch cúm virus để lý giải nhiều hiện tượng xã hội . Chẳng hạn sự bùng phát về doanh số của 1 sản phẩm giày hiệu Hush Puppies, làn sóng tội phạm gia tăng đột ngột ở thành phố NEWYORK, việc ủng hộ của cử tri trong chiến dịch tranh cử,1 chương trình truyền hình đột nhiên được khán giả yêu thích….Về văn phong thì Gladwell là bậc thầy trong việc truyền đạt những ý tưởng sâu xa thông qua giọng văn nhiệt huyết rất thực dụng kiểu MỸ,trong đó có rất nhiều ví dụ trực quan sinh động từ đủ mọi lĩnh vực để minh họa, lý giải cặn kẽ ,cụ thể cho ý tưởng này của tác giả.

Theo tác giả thì điểm bùng phát được định nghĩa như sau: ….the levels at which the momentum for change becomes unstoppable."[1] Gladwell defines a tipping point as a sociological term: "the moment of critical mass, the threshold, the boiling point."[2] The book seeks to explain and describe the "mysterious" sociological changes that mark everyday life. As Gladwell states, "Ideas and products and messages and behaviors spread like viruses do."[3] (Cái này mình copy từ wikipedia cho tiện ).

Vậy điểm bùng phát là điểm mà tại đó xung lượng của sự thay đổi là không thể cưỡng lại được. Là thời điểm cận mút của hiện tượng, ý tưởng, sản phẩm, thông điệp, hành vi,sự kiện…khiến nó bùng nổ, đột phát gia tăng với mức độ khủng khiếp , lan tràn như bệnh dịch virus. Điểm bùng phát là tên gọi được đặt cho điểm quan trọng trong diễn tiến của đại dịch,tại điểm đó mọi thứ có thể thay đổi ngay lập tức.Lấy ý tưởng từ cơ chế lây truyền virus là hiện tượng khoa học tự nhiên để lý giải cho nhiều hiện tượng mang tính xã hội học (sociological), tác giả chỉ ra 3 qui luật của sự lây truyền bệnh dịch dẫn đến điểm bùng phát như sau :

1-Qui luật thiểu số ( the law of few): áp dụng qui luật 80-20 trong kinh tế học thì chỉ có 1 thiểu số 20 % người có khả năng vượt lên nổi trội hơn 80% còn lại trong việc thể hiện là nhân tố quan trọng . Trong 20% người đó, hay là 20% tác nhân lây truyền cao nhất thì lại chia thành những nhóm người sau:

+Người kết nối (connector): là những người thường có mối quan hệ rộng, nhiều nhiệt năng, rất tự tin. Ví dụ Hồ ngọc Hà- là người kết nối , đại diên cho sản phẩm mang thương hiệu TOSHIBA , là người mẫu, ca sĩ nổi tiếng nên cô có thể kết nối, chuyển tải thông điệp của Toshiba một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn rất nhiều so với 1 người dân bình thường. Sự tỏa sáng của Hồ Ngọc Hà có thể gây ra 1 điểm bùng phát cho sản phẩm của TOSHIBA gia tăng về doanh số….Một ví dụ khác là trường hợp của tay vợt “tàu tốc hành” ROGER FEDERER. Khi ROGER FEDERER giữ ngôi số 1 thế giới 4 năm liền thì trong suốt 4 năm đó doanh số bán vợt của nhãn hiệu WILSON vượt trội hơn so với các nhãn hiệu cạnh tranh khác như BABOLAT, PRINCE, HEAD…Rõ ràng,Roger chính là người kết nối, là yếu tố quan trọng tạo ra sự bùng phát của doanh số vợt WILSON.

+Người nắm giữ thông tin( MAVENS):Là những người có khả năng giải quyết vấn đề của mình và sẵn sàng, nhiệt tình chia sẽ sự hiểu biết đó cho nhiều người. Trong điều kiện bất cân xứng thông tin thì nếu ông MAVENS này thủ đắc và biến việc sở hữu thông tin đó cho việc thủ lợi riêng cho mình thì rất là nguy hiểm cho xã hội. Gọi người này là người tư vấn cũng được.

+Người bán hàng : là người có khả năng thuyết phục , thương lượng cao.


2- Qui luật về yếu tố kết dính ( stickiness factor):

Tập trung chủ yếu vào yếu tố bên trong của nội dung thông điệp,sản phẩm, ý tưởng, hiện tượng … Có hay không khả năng mang lại lợi ích cho khách hàng, thu hút sự quan tâm của đối tượng, tạo ra nhiều giá trị gia tăng nội sinh cho khách hàng. 1 sản phẩm, ý tưởng tồi ,chất lượng thấp dù cho thông điệp có hay, quảng cáo có dữ dội cỡ nào chăng nữa thì cũng không thể tạo ra được 1 chuỗi kết dính liên hoàn để cộng hưởng giá trị, gia tăng xúc cảm, từ đó dẫn ý tưởng, thông điệp, sản phẩm, hiện tượng đó tới gần điểm bùng phát được.

3- Sức mạnh của hoàn cảnh ( the power of context):

Qui luật này chỉ ra rằng : hành vi của con người rất nhạy cảm và bị ảnh hưởng chi phối rất lớn bởi điều kiện,hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Cũng giống như bệnh dịch sởi thường bùng phát dữ dội vào mùa lạnh. Điểm bùng phát của các hiện tượng xã hội cũng có nhiều yếu tố khách quan bên ngoài.Trong cuốn sách của mình Gladwell lấy ví dụ sinh động bằng tình trạng tụt giảm đột ngột của làn sóng tội phạm ở thành phố NEW YORD có nguyên nhân sâu xa nhưng đơn giản từ tình trạng đi lậu vé tầu điện ngầm, việc bôi bẩn tường…Hay chúng ta có thể lấy ví dụ về sự thắng cử của tổng thống MỸ OBAMA vừa qua có sự hỗ trợ rất lớn từ phương tiện INTERNET qua mạng xã hội FACEBOOK để thu hút số lượng cử tri đông đảo ủng hộ…

Đó là 3 yếu tố, 3 qui luật chi phối thường dẫn đến điểm bùng phát. Tùy từng trường hợp mà vai trò của các yếu tố này thể hiện mạnh hay yếu . Có trường hợp chỉ xuất hiện qui luật 1, hoặc 2 hoặc cả 3 yếu tố cùng tác động liên hoàn dẫn tới điểm bùng phát. Hiểu được cơ chế lan truyền đó thì chúng ta có thể đẩy nhanh, khống chế hay “tổ chức” cho các yếu tố đó nảy sinh, từ đó tạo ra các điểm bùng phát , đẩy nhanh sự phát triển của sự vật, hiện tượng theo mong muốn của mình. Tất nhiên,”mưu sự tại nhân. thành sự tại thiên” , bên cạnh yếu tố khách quan, mong muốn chủ quan còn có yếu tố may mắn, và phải được hỗ trợ từ “ông trời” nữa thì mưu sự mới có cơ may “bùng phát” , thăng hoa được!

Vừa vào web sachhay.com để xem điểm sách. Ở tủ sách triết học có cuốn “Hiện tượng học tinh thần” của HEGEL do Bùi văn Nam sơn dịch và chú giải. Đọc phần bình luận rất hay của ông thấy cuốn này rất là khó đọc, được ví như “hồng tâm” của triết học HEGEL và coi như là đi chinh phục những “chặng đường thánh giá” , đứng “trên vai những người khổng lồ” được HEGEL suy tư trong học thuyết tối tăm của mình. Qủa là rất hấp dẫn và thú vị. Cuốn này rất dày, giá 250k, không có EBOOK trên mạng. Rất, rất là khó và kén người đọc.Dạo này lại thích triết học, triết lý mới chết chứ! Hehe…

9/7/09

Vành ngoài 7 chữ, vành trong 8 nghề



Này con thuộc lấy nằm lòng

Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề

Chơi cho liễu chán hoa chê

Cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời

Mình nhớ một hôm đọc báo thể thao văn hóa có nói tới câu này trong truyện KIỀU 1 cách đầy ẩn ý, bóng gió úp mở khiến mình hơi tò mò nên có ý tìm hiểu. Lúc đó, chưa có các công cụ search engine Google, yahoo, ASK đầy hữu dụng như bây giờ nên đành cất cái sự “ẩn ức” này vào trốn sâu thẳm của tâm trí. Bất chợt, chẳng hiểu sao nữa, câu điển tích trên của Truyện kiều lóe vụt qua trong khoảnh khắc nên thử gõ Google tìm hiểu ý nghĩa điều này như thế nào?…. Qủa là rất hay ,có nhiều điều thú vị lắm nhé!

Nhiều nhà phê bình có ý kiến cho rằng truyện Kiều là 1 dâm thư, chứa nhiều chi tiết gợi dục tính. Mình không đủ trình độ, kiến thức để phản bác nhưng cũng biết rằng có nhiều chi tiết trong truyện Kiều khơi gợi sự tò mò nhục cảm, tạo sự liên tưởng dục tình rất ẩn dụ sâu kín… Đề cập đến sex, tình dục hay sự “dâm” trong các tác phẩm văn học thì người ta đã tổng kết, phân loại được 2 cấp độ sex: gợi dục hoặc khiêu dâm. Gợi dục thì nhẹ nhàng, bóng bẩy,ám ảnh,có tính ẩn ý xa gần nhằm làm “mềm” tác phẩm, gia tăng giá trị thẩm mỹ thánh thiện cho người thưởng ngoạn. Còn loại khiêu dâm là ở cấp độ nặng,thuộc loại hardcore,trình bày quan hệ tính giao 1 cách trực tiếp,sống sượng, thô bỉ, rất kém tính thẩm mỹ! (Nhưng có nhiều người có gout nặng vẫn thích)... Ranh giới chuyển biến giữa 2 cấp độ này là rất mỏng manh, tùy thuộc vào trình độ của tác giả khi xử lí, điều chỉnh các tình tiết trong tác phẩm của mình một cách nhuần nhị. Đúng như bác sĩ Hồ đắc Di- chuyên gia tình dục học(thuộc thế hệ đàn anh của Bác sĩ Trần Bồng Sơn, Đỗ hồng Ngọc và nay là bác sĩ Tịt Tuốt trên báo tuổi trẻ cười), ông có nói : “Bản chất tình dục của tính dục thì có một, còn cảm quan tính dục thì khác nhau”. Thế cho nên mình có thể kết luận 1 cách võ đoán rằng truyện Kiều chắc hẳn là được sếp vào cấp độ 1, cấp độ gợi dục nhỉ!

Bây giờ quay lại điển tích trên trong truyện Kiều. Đây chính là câu mà mụ Tú Bà đã dạy cho nàng Kiều các chiêu thức , kĩ năng ăn chơi để làm cho đàn ông mê mẩn .Từ đó, các công tử,quí ông đáng mến sẽ tự nguyện dốc hết hầu bao của mình ra chi trả cho thú vui nhục dục tốn kém nhưng chứa rất nhiều lạc thú hay nhất trần gian này! Thế mới biết ngay từ thời phong kiến họ đã biết marketing chiêu dụ khách hàng bằng nhiều kĩ năng, ngón nghề tuyệt kĩ. “Nghề chơi cũng lắm công phu mà !”

Thôi dông dài quá. Có 2 link tìm thấy mà mình thấy hay, copy lại cho tiện để có bro nào xem mà học hỏi từ đó nâng cao ý thức cảnh giác trước nhiều chiêu thức, thủ đoạn của giới chị em lắm mưu nhiều kế nhá:

1- http://www.ykhoanet.com/binhluan/hodacduy/HDD003.htm

2- http://www.vietcyber.net/forums/showthread.php?t=43239&page=8

Trong đó LINK ở vietcyber có vẻ hay hơn:

Này con thuộc lấy làm lòng
VÀNH NGOÀI BẢY CHỮ, VÀNH TRONG TÁM NGHỀ"
(Câu 1209, 1210. Tú Bà dạy Kiều nghề chơi)

Đây là những mánh khoé của gái làng chơi cư xử với khách, bề ngoài cũng như trong lúc hành lạc.

Theo truyện Kim vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thì "bảy chữ" là:

1. Khấp: tức là khóc giả bộ thương yêu, quyến luyến khách không muốn rời .

2. Tiện: cắt của mình một ít tóc và của khách một ít, trộn chung lại rồi chia hai; mỗi người buộc vào cánh tay để tỏ ý muốn kết tóc se tơ .

3. Thích: dùng mực xạ xâm tên người khách vào bắp tay hoặc bắp đùi mình để khách trông thấy cho là mình chung tình .

4. Thiêu: đốt hương giả bộ thề nguyền rồi chích vào tay mình và tay khách để tỏ dạ chung tình . Có sáu vị trí để thiêu :

a) Bụng kề bụng gọi là "chính nguyện đồng tâm"
b) Đầu chụm đầu gọi la "chính nguyện kết tóc"
c) Tay tả mình khít với tay tả khách gọi là "hứa nguyện liên tình bên tả"
d) Tay hữu mình liền với tay hữu khách gọi là "hứa nguyện liên tình bên hữu"
e) Đùi tả mình khít với đùi hữu khách gọi là "hứa nguyện giao đùi bên tả"
f) Đùi hữu mình khít với đùi tả khách gọi là "hứa nguyện giao đùi bên hữu"

5. Giá: hứa lấy khách làm chồng, giả đò thề hẹn, bàn cách lấy nhau .

6. Tẩu: rủ khách cùng đi trốn . Khi khách chơi đã hết tiền nhưng còn quyến luyến mình không nỡ rời, phải giả cách rủ khách cùng đi trốn; đó là một cách "tống cổ" khách êm thắm .

7. Tử: đòi chết để tỏ ra chung tình với khách .


Bảy chữ trên đây chỉ là mánh khoé cư xử bên ngoài, còn "tám nghề" là cách hành lạc như sau:

- Đối với người có ... bé, ngắn thì dùng phép "đánh trống giục hoa"

- Đối với người có ... to, dài thì dùng phép "sen vàng khóa xiết"

- Đối với người tính nhanh thì dùng phép "mở cờ đánh trống"

- Đối với người tính khoan thì dùng phép "đánh chậm gõ sẽ"

- Đối với người mới "vỡ lòng" thì dùng phép "ba bậc đổi thế"

7/7/09

Hiện sinh là gì?


Hiện sinh là gì ?

Sống gấp, yêu nhanh, khoái hưởng lạc, mất phương hướng, yếm thế, bi quan... Gout ăn mặc lập dị quái đản, tóc để dài,nghe nhạc ROCK, nốc rượu WISKY, tìm quên trong khói thuốc phiện, HEROIN,tính tình bốc đồng, đôi khi cao hứng thích nổi loạn, đập phá ...đó là những phác họa đặc tả chân dung thế hệ ´´hiện sinh´´, mốt sống hiện sinh---là phong trào nổi bật của thế hệ trẻ các nước Phương Tây cũng như các thế hệ thanh niên Saigon đầu thập niên 60,70... Cho đến tận hôm nay, xu hướng sống kiểu này dường như đang lan tỏa trở lại với giới trẻ Saigon như là 1 phong cách sống mới, cố gắng khẳng định giá trị bản thân mình.

Thế đó có phải là ``hiện sinh`` không nhỉ ? Mình là người đôi khi cũng hay ``sính`` dùng những từ to tát, đao to búa lớn cho ``oai``, cho có vẻ ``hiện sinh``, làm nổi mình trên cái mạng online đông đảo này ! Tuy nhiên, dạo gần đây ,khi sử dụng từ ``hiện sinh``, mình lờ mờ cảm thấy có điều gì đó bất ổn và không yên tâm lắm. Thử nhờ chú Google search xem định nghĩa hiện sinh là như thế nào ? Qua tìm hiểu mới thấy quan niệm về hiện sinh của mình còn khá mù mờ, hời hợt, mới chạm đến cái ``vỏ`` bên ngoài chứ chưa đi sâu vào ``ruột gan`` có tính bản chất bên trong của tư tưởng, triết lý hiện sinh. Vậy hiện sinh ,thuyết hiện sinh hay chủ nghĩa hiện sinh là gì ? Câu hỏi hàn lâm ghê gớm quá!

Nói về thuyết hiện sinh, Jean paul Sartre tóm gọn trong 1 câu : `` Hiện sinh có trước bản chất ``. Hiện sinh là 1 ``hiện tượng`` đối lập với bản chất và hết sức mù mờ, thay đổi không ngừng. Sự hiện sinh do ngẫu sinh mà ra, nghĩa là có đó vậy thôi, có đó 1 cách vô cớ, không bao hàm 1 ý nghĩa tiên nghiệm nào, và không được biện minh bởi bản chất có sẵn nào. Hiện sinh chỉ có ở con người và duy nhất ở con người.

Tranh cãi cái nào ``có trước`` sẽ hình thành nên từng học thuyết triết lý .Triết học nói chung , suy cho cùng cũng lẩn quẩn tranh cãi giữa 2 khái niệm cốt tủy là vật chất (hay tồn tại) và ý thức(bản chất). Tùy theo ``phe’, trường phái nào mà thừa nhận cái nào có trước :hiện sinh (hiện tượng) hay bản chất để tạo thành triết lý hiện sinh hay triết lý bản chất ( cho rằng bản chất có sẵn (và có trước) trong sự hiện sinh của mọi vật thể ). Câu ví dụ của cha đẻ Thuyết hiện sinh là Heidegger sẽ cho chúng ta hiểu rõ ngay vấn đề trừu tượng này : ``Chúng ta chỉ hiểu rõ cái búa khi ta dùng nó để đóng đinh`` . Rõ ràng ,``cái búa`` là có trước, là tồn tại khách quan từ lâu và chúng ta chỉ hiểu công dụng của nó (bản chất của nó) qua hành động ``đóng đinh``. Chỉ thông qua hành động này của con người ,cái búa mới thể hiện được bản chất (công dụng của nó) , làm hiện thể cái bản chất đó ra bên ngoài cảu sự vật...

Cùng xuất phát từ cái ``gốc`` như trên nhưng tùy theo quan điểm của mỗi triết gia mà học thuyết hiện sinh lại được chia làm nhiều ``trường phái`` khác nhau nữa: hiện sinh phi lý của Albert Camus, hiện sinh siêu việt của Nietzsche ca ngợi con người toàn năng, hiện sinh tương đối...Trong đó, nổi tiếng nhất là học thuyết hiện sinh hành động của Sartre.

Thuyết hiện sinh của Sartre căn bản phủ nhận sự có mặt của thượng đế, cho rằng cuộc đời không có thượng đế, không có đấng toàn năng mà chỉ còn trơ có sự hiện sinh của con người. Không có 1 ``nhân chất`` đã có sẵn trước sự hiện sinh của con người, con người là dự tính (projet) của mình và tự mình tạo ra mình, chính việc làm (hành động) mới mặc khải hữu thể, mới bộc lộ đặc tính của sự vật. Con người hoàn toàn tự do, và luôn phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Tự do của con người là tự do cụ thể, riêng biệt vì chúng ta dù muốn hay không, đều phải đang sống trong 1 hoàn cảnh cụ thể, 1 tình thế đặc biệt nào đó. Từ đó con người luôn buộc phải lựa chọn, và tự do ở đây là tự do lựa chọn nằm trong bối cảnh đó. Gọi là thuyết hiện sinh hành động vì Sartre cho rằng , khi lựa chọn chính là chúng ta đang hành động. Không có sự lựa chọn tiêu cực cũng như không thể có tự do trừu tượng: Con người thiết yếu là con người sống trong thực tại. Ông ca ngợi hành động đích thực là hành động do con người gánh vác trách nhiệm sau quá trình đắn đo lựa chọn trong những hoàn cảnh và tình thế đặc biệt .Và chính qua hành động này con người sẽ vượt lên trên hoàn cảnh và tình thế đó để cảm thấy mình là người tự do.Gía trị con người nằm trọn trong hành động của mình, và chỉ có hành động mới đánh giá chúng ta.

Lý thuyết hiện sinh hành động của Sartre ca ngợi, xây dựng những con người riêng biệt, cá tính ,độc đáo, biết lựa chọn sáng suốt và biết dấn thân, hành động để vượt lên trên cái thực tại đen tối. Do đó ở 1 khía cạnh nào đó, hiện sinh cũng là cách để làm mới ,refresh mình, lựa chọn cho mình 1 con đường riêng biệt , 1 lộ trình,1 cách làm, 1 kịch bản riêng cho chính mình. Nghĩa là trở về chính mình, tự mình chịu trách nhiệm về hành động, lựa chọn về cuộc đời của chính mình. Hiện sinh là dấn thân, dám làm dám chịu trách nhiệm, là sự can đảm,....là làm ``cách mạng`` chính trong con người mình.

Lý thuyết dông dài, khó hiểu nên thử ví dụ cụ thể cho dễ hiểu nhé : Trong truyện Kiều, nàng Kiều khi yêu Chàng Kim Trọng đã bất chấp đêm tối, bất chấp lễ giáo cổ hủ phong kiến, bất chấp cái khuôn phép trật tự hà khắc của lễ giáo đã ``băng băng mở lối`` để đi tình tự với chàng Kim. Hành động đó của Kiều là sự lựa chọn của con tim, nàng chấp nhận rủi ro, sẵn sàng gánh chịu hậu quả, trách nhiệm, thể hiện nét độc đáo, vượt trên chính mình và trên cả cái trật tự xã hội phong kiến hà khắc để tìm thấy tình yêu , tìm kiếm sự tự do của mình- đích ngắm của mọi nỗ lực giải phóng con người trong mọi chủ thuyết. Hành động đó chính là hành động đích thực, là hành động ``hiện sinh`` thánh thiện. Hiện sinh là đó!

Luật sư Lê công định có nhà lầu, vợ đẹp, sự nghiệp thành đạt sáng chói sao lại còn ``dấn thân``, tranh đấu cho dân chủ tự do, bình đẳng, phát triển. Anh cũng có hoàn cảnh đặc biệt, tình thế khó khăn buộc phải đắn đo,cân nhắc, suy nghĩ lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình chứ. Cái sai lầm của anh,theo mình, chính là sự hiểu biết quá sâu sắc về dân chủ, về đa nguyên dân chủ, và anh khao khát mong muốn truyền bá những tư tưởng đó cho mọi người cùng biết. Tiếc rằng hành động ``đích thực`` cao đẹp đó (nhưng vi phạm điều 88 BLHS) bị chặn đứng và anh đang trả giá điều đó ở trong tù. Nhưng ở trong tù anh vẫn cảm thấy rằng, hành động đó là đúng và cảm thấy mình được ``tự do`` vì mình đã định hướng và dấn thân cho 1 lý tưởng cao đẹp là mang lại sự tự do,dân chủ cho đất nước. Cảm thấy mình tự do---chính là hình thái biểu lộ cực độ sâu sắc của ``hiện sinh``. Tự do vì chính mình là mình, tôi là tôi! (Như Nietzsche nói là :``Hãy là mình``). Anh có nét độc đáo, có sự hào quang tỏa rạng và là sự khác biệt đặc trưng so với rất nhiều thanh niên sống ép mình, bi quan , yếm thế tiêu cực kiểu `` chùm chăn´´ trước rất nhiều tiêu cực, tham nhũng và tha hóa của xã hội hiện nay . Anh đã hành động và qua hành động anh đã ``hiện sinh`` trên thực tại kinh tởm của sự tha hóa xã hội đó !

Tóm lại để được coi là hiện sinh thì lộ trình và tiêu chuẩn của nó phải qua các bước xét đoán sau:

1-Hoàn cảnh, tình thế đặc biệt (ở đây là trật tự pháp luật, khuôn mẫu luân lý, đạo đức xã hội)

2-Suy nghĩ,cân nhắc,đắn đo, lựa chọn con đường riêng biệt

3- Mạnh dạn dấn thân hành động quyết liệt.

4-Cảm thấy mình được tự do.

Đôi khi mình cảm thấy cuộc sống buồn chán, êm đềm, đơn điệu, cảm thấy như mình sống ``dư thừa`` ra, sống lờ đờ, sống nhẫn nhịn, câm nín, phẳng lặng như 1 dòng sông thì đó chỉ là sự hiện hữu, hiện tồn như loài ``ốc sên`` yếu mềm hèn kém chứ không phải là hiện sinh với tất cả bản chất cao đẹp của nó. Mình đang hiện tồn chứ chưa hiện sinh. Điều đó thật là khó, đòi hỏi khả năng và lòng can đảm lắm đấy

23/6/09

Điệu VALSE giã từ




…”Chúng ta gặp lại trong Điệu valse giã từ một cảm thức mà Kundera vẫn thường triệt để khai thác: con người dù mạnh mẽ hay tưởng mình mạnh mẽ đến đâu, cuối cùng cũng chỉ là một kẻ bé nhỏ thảm hại bị nhốt kín trong cái vòng lẩn quẩn xung quanh, không sao hiểu được người khác, không thể vươn tới các vũ trụ xung quanh vũ trụ của riêng mình. ..” và:…” những tình cờ đầy phi lý mới là cái thực sự dẫn dắt cuộc sống, trong đó con người dù mạnh đến đâu, nhiều quyền lực đến đâu cũng chỉ là những con rối, những vũ công của một điệu valse chóng mặt do một quyền lực phổ quát và vô hình tổ chức….”

Đó là lời giới thiệu mở đầu trong cuốn tiểu thuyết “Điệu valse giã từ” của nhà văn Kundera. Vừa đọc cuốn này trên vnthuquan xong. Cảm nhận văn phong của Kundera đơn giản, nhẹ nhàng nhưng ẩn đằng sau đó là cả 1 triết lý hiện sinh, tính logic chặt chẽ cùng cách xây dựng , phân tích tâm lý nhân vật độc đáo đầy hình tượng và ẩn dụ cao độ. Như lời giới thiệu rất hay đầu cuốn sách , truyện của Kundera ảnh hưởng rất lớn bởi thuyết hiện sinh nên các nhân vật của Kundera luôn xuất hiện với ánh hào quang chói lọi, lòng kiêu hãnh cao ngạo đầy ảo tưởng, tính cách nhân vật đôi khi mâu thuẫn, phi lý đến khôi hài. Người thổi kèn nổi tiếng Klima có tình yêu rất lớn với người vợ đẹp là ca sĩ nhưng lại thích chơi bời quan hệ trăng gió bên ngoài. Khi bị cô y tá Ruzena buộc nhận trách nhiệm về tác giả bào thai trong bụng thì tỏ ra cực kì sợ hãi, trốn tránh trách nhiệm và tìm đủ mọi cách thuyết phục cô y tá từ bỏ mầm sống nhỏ nhoi đang hình thành.

Nhân vật đầy mâu thuẫn khác là Jakub. Là 1 trí thức bị vùi dập vừa ra tù có suy nghĩ yếm thế, khắc kỷ đến cực đoan. Căm nghét,kinh sợ, lên án mối quan hệ xác thịt trai gái, phản đối chuyện mang thai và luôn ảo vọng về 1 tương lai tươi sáng ở chân trời lạ. Tự mình ảo tưởng về thứ quyền lực siêu hình bằng cách nắm giữ viên thuốc độc trong tay để quyết định sự sống của chính mình.Jakub tự đầy đọa mình khi nghĩ đến sự phi lý, cay nghiệt của cuộc sống và không muốn 1 kịch bản tương tự như mình lại tái sinh bằng 1 hình hài khác (thông qua cuộc tranh luận gay gắt với gã nhà giàu Bertlef)…Hành động bỏ viên thuốc độc vào túi thuốc của cô y tá Ruzena là đỉnh cao nhất của sự thờ ơ, khinh miệt cuộc sống con người. Điều khôi hài phi lý ở chỗ, tuy khoác bộ mặt giả trang trong điệu vũ Valse ,nhưng cuối cùng Jakub vẫn bị khuất phục trước bản năng hoang dại cùng tình yêu nhiệt thành của Olga. Đoạn tả Jakub gặp bà ca sĩ xinh đẹp,vợ của nghệ sĩ Kèn Klima và khi thực sự bị rung động trước vẻ đẹp tuyệt vời người đàn bà đã tuôn ra những lời chân thực nhất của con tim …đã cho thấy Jakub vẫn còn xót lại sự thương cảm , biết rung động trước con người, trước cái đẹp.

Ánh hào quang của Gã nhà giàu Bertlef là sự từng trải, khôn ngoan, cáo già, là người sùng đạo, mê vẽ tranh nhưng lại yêu cuộc sống với những niềm vui trần tục. Sự khôn ngoan, cáo già, thủ đoạn của Bertlef thể hiện rõ nhất ở chỗ chọn đúng thời điểm,tấn công đúng lúc,lợi dụng sự quẫn trí rối bời của cô y tá Ruzena trước đêm cuối cùng của cuộc đời để tận hưởng niềm vui trần thế của mình. Sự phi lý mâu thuẫn đến khôi hài được tác giả hư cấu là việc gã nhà giàu Bertlef sử dụng ánh hào quang giàu có của mình khiến gã bác sĩ Skreta tài hoa thèm muốn bằng cách đánh đổi xin làm con nuôi . Trong khi chính đứa con của Bertlef lại là một “tiểu SKRETA” được nhân bản vô tính từ bàn tay tài hoa và máu huyết của chính Bác sĩ Skreta.

Nhân vật trung tâm của sự rắc rối và dẫn đến cái chết đầy bi kịch oan uổng đó là cô y tá Ruzena. Ruzena mang thai, và dùng cái bào thai ấy làm vũ khí thể hiện quyền năng của mình. Cô cũng ảo tưởng về ánh hào quang của mình khi mong muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt ở thị trấn nước nóng mà cô gọi là “đầm lầy” đó. Điệu valse mà cô nhảy là thế giới bị kìm kẹp giữa 1 bên là gã thổi kèn nổi tiếng ăn chơi nhưng khiếp nhược KLIMA bên kia là thế giới đơn giản, yên bình, nóng tính ghen tuông của gã FRANTISEK. Tham dự vào trò chơi đó, cô là hiện thân của cái đẹp bị vùi dập, tra tấn, là màn thí nghiệm của những tư tưởng xa vời ,thờ ơ, ấu trĩ…đã diễn ra trên mảnh đất Csech tươi đẹp.

Cảnh Ruzena chết là điều bi kịch và là sự phi lý đến vô nghĩa của cuộc sống. Nhưng điều nhân bản nhất của cuốn tiểu thuyết là cảnh bác sĩ Skreta đón người vợ và con của gã nhà giàu Bertlef như là sự tiếp nối, tái tạo mạch sống không ngừng nghỉ, cho dù cuộc sống đó có khắc nghiệt và phi lý đến cỡ nào chăng nữa… Nói như Bertlef : “ dù cuộc sống của anh có tồi tệ cỡ nào đi nữa thì bản thân nó cũng có giá trị…”


Đang tìm đọc cuốn :Đời nhẹ khôn kham, sự bất tử, bản nguyên.... của Milan Kundera. Ai có mấy cuốn này thì cho mình xin nhé, có hậu tạ.