29/7/09

Điểm bùng phát (the tipping point)



Điểm bùng phát là cuốn sách của Malcolm Gladwell, xuất bản năm 2000 và được bình chọn là cuốn sách best-seller trong năm của tờ thời báo New York. Đã nghe loáng thoáng cuốn này từ lâu nhưng nay chú ý đến nó vì xuất hiện 1 sự kiện nhỏ. Đó là, nhân dịp sinh nhật bạn blogger Thành béo râu xồm nên có ý kiếm 1 cuốn sách tặng bạn. Do thời gian eo hẹp, lựa chọn 1 hồi thấy hoa cả mắt nên đành chọn cuốn ‘’điểm bùng phát’’ làm món quà nhỏ vì cái tựa đề sách hơi gây chú ý, khá tò mò… Sau đó mấy hôm thì báo chí đưa tin đại dịch H1N1 đang lan truyền tại Vietnam với tốc độ chóng mặt ,trở thành 1 cơn dịch bùng phát hết sức nguy hiểm….Do đó, vô hình trung việc đọc cuốn sách này trong thời điểm hiện nay lại mang tính thời sự cao, thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về cơ chế bùng phát của các hiện tượng xã hội.

Có 1 sự thật là chúng ta có thể vào trang web: thuvien-ebook.com để tải cuốn sách này về máy và đọc nó bằng phần mềm MOBIPOCKET. Cảm giác đọc ebook bằng màn hình máy tính cũng có cái thú vị riêng nhưng chắc không hay bằng việc cầm 1 cuốn sách bằng xương bằng thịt nhỉ… Nói chung cuốn sách này dễ đọc, đọc nhanh,đọc “trơn” vì cách trình bày rất dễ hiểu theo phong cách Mỹ và việc sách trở thành best-seller cũng dễ hiểu. Ý tưởng chung của cuốn sách là lấy cơ chế bùng phát của bệnh dịch cúm virus để lý giải nhiều hiện tượng xã hội . Chẳng hạn sự bùng phát về doanh số của 1 sản phẩm giày hiệu Hush Puppies, làn sóng tội phạm gia tăng đột ngột ở thành phố NEWYORK, việc ủng hộ của cử tri trong chiến dịch tranh cử,1 chương trình truyền hình đột nhiên được khán giả yêu thích….Về văn phong thì Gladwell là bậc thầy trong việc truyền đạt những ý tưởng sâu xa thông qua giọng văn nhiệt huyết rất thực dụng kiểu MỸ,trong đó có rất nhiều ví dụ trực quan sinh động từ đủ mọi lĩnh vực để minh họa, lý giải cặn kẽ ,cụ thể cho ý tưởng này của tác giả.

Theo tác giả thì điểm bùng phát được định nghĩa như sau: ….the levels at which the momentum for change becomes unstoppable."[1] Gladwell defines a tipping point as a sociological term: "the moment of critical mass, the threshold, the boiling point."[2] The book seeks to explain and describe the "mysterious" sociological changes that mark everyday life. As Gladwell states, "Ideas and products and messages and behaviors spread like viruses do."[3] (Cái này mình copy từ wikipedia cho tiện ).

Vậy điểm bùng phát là điểm mà tại đó xung lượng của sự thay đổi là không thể cưỡng lại được. Là thời điểm cận mút của hiện tượng, ý tưởng, sản phẩm, thông điệp, hành vi,sự kiện…khiến nó bùng nổ, đột phát gia tăng với mức độ khủng khiếp , lan tràn như bệnh dịch virus. Điểm bùng phát là tên gọi được đặt cho điểm quan trọng trong diễn tiến của đại dịch,tại điểm đó mọi thứ có thể thay đổi ngay lập tức.Lấy ý tưởng từ cơ chế lây truyền virus là hiện tượng khoa học tự nhiên để lý giải cho nhiều hiện tượng mang tính xã hội học (sociological), tác giả chỉ ra 3 qui luật của sự lây truyền bệnh dịch dẫn đến điểm bùng phát như sau :

1-Qui luật thiểu số ( the law of few): áp dụng qui luật 80-20 trong kinh tế học thì chỉ có 1 thiểu số 20 % người có khả năng vượt lên nổi trội hơn 80% còn lại trong việc thể hiện là nhân tố quan trọng . Trong 20% người đó, hay là 20% tác nhân lây truyền cao nhất thì lại chia thành những nhóm người sau:

+Người kết nối (connector): là những người thường có mối quan hệ rộng, nhiều nhiệt năng, rất tự tin. Ví dụ Hồ ngọc Hà- là người kết nối , đại diên cho sản phẩm mang thương hiệu TOSHIBA , là người mẫu, ca sĩ nổi tiếng nên cô có thể kết nối, chuyển tải thông điệp của Toshiba một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn rất nhiều so với 1 người dân bình thường. Sự tỏa sáng của Hồ Ngọc Hà có thể gây ra 1 điểm bùng phát cho sản phẩm của TOSHIBA gia tăng về doanh số….Một ví dụ khác là trường hợp của tay vợt “tàu tốc hành” ROGER FEDERER. Khi ROGER FEDERER giữ ngôi số 1 thế giới 4 năm liền thì trong suốt 4 năm đó doanh số bán vợt của nhãn hiệu WILSON vượt trội hơn so với các nhãn hiệu cạnh tranh khác như BABOLAT, PRINCE, HEAD…Rõ ràng,Roger chính là người kết nối, là yếu tố quan trọng tạo ra sự bùng phát của doanh số vợt WILSON.

+Người nắm giữ thông tin( MAVENS):Là những người có khả năng giải quyết vấn đề của mình và sẵn sàng, nhiệt tình chia sẽ sự hiểu biết đó cho nhiều người. Trong điều kiện bất cân xứng thông tin thì nếu ông MAVENS này thủ đắc và biến việc sở hữu thông tin đó cho việc thủ lợi riêng cho mình thì rất là nguy hiểm cho xã hội. Gọi người này là người tư vấn cũng được.

+Người bán hàng : là người có khả năng thuyết phục , thương lượng cao.


2- Qui luật về yếu tố kết dính ( stickiness factor):

Tập trung chủ yếu vào yếu tố bên trong của nội dung thông điệp,sản phẩm, ý tưởng, hiện tượng … Có hay không khả năng mang lại lợi ích cho khách hàng, thu hút sự quan tâm của đối tượng, tạo ra nhiều giá trị gia tăng nội sinh cho khách hàng. 1 sản phẩm, ý tưởng tồi ,chất lượng thấp dù cho thông điệp có hay, quảng cáo có dữ dội cỡ nào chăng nữa thì cũng không thể tạo ra được 1 chuỗi kết dính liên hoàn để cộng hưởng giá trị, gia tăng xúc cảm, từ đó dẫn ý tưởng, thông điệp, sản phẩm, hiện tượng đó tới gần điểm bùng phát được.

3- Sức mạnh của hoàn cảnh ( the power of context):

Qui luật này chỉ ra rằng : hành vi của con người rất nhạy cảm và bị ảnh hưởng chi phối rất lớn bởi điều kiện,hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Cũng giống như bệnh dịch sởi thường bùng phát dữ dội vào mùa lạnh. Điểm bùng phát của các hiện tượng xã hội cũng có nhiều yếu tố khách quan bên ngoài.Trong cuốn sách của mình Gladwell lấy ví dụ sinh động bằng tình trạng tụt giảm đột ngột của làn sóng tội phạm ở thành phố NEW YORD có nguyên nhân sâu xa nhưng đơn giản từ tình trạng đi lậu vé tầu điện ngầm, việc bôi bẩn tường…Hay chúng ta có thể lấy ví dụ về sự thắng cử của tổng thống MỸ OBAMA vừa qua có sự hỗ trợ rất lớn từ phương tiện INTERNET qua mạng xã hội FACEBOOK để thu hút số lượng cử tri đông đảo ủng hộ…

Đó là 3 yếu tố, 3 qui luật chi phối thường dẫn đến điểm bùng phát. Tùy từng trường hợp mà vai trò của các yếu tố này thể hiện mạnh hay yếu . Có trường hợp chỉ xuất hiện qui luật 1, hoặc 2 hoặc cả 3 yếu tố cùng tác động liên hoàn dẫn tới điểm bùng phát. Hiểu được cơ chế lan truyền đó thì chúng ta có thể đẩy nhanh, khống chế hay “tổ chức” cho các yếu tố đó nảy sinh, từ đó tạo ra các điểm bùng phát , đẩy nhanh sự phát triển của sự vật, hiện tượng theo mong muốn của mình. Tất nhiên,”mưu sự tại nhân. thành sự tại thiên” , bên cạnh yếu tố khách quan, mong muốn chủ quan còn có yếu tố may mắn, và phải được hỗ trợ từ “ông trời” nữa thì mưu sự mới có cơ may “bùng phát” , thăng hoa được!

Vừa vào web sachhay.com để xem điểm sách. Ở tủ sách triết học có cuốn “Hiện tượng học tinh thần” của HEGEL do Bùi văn Nam sơn dịch và chú giải. Đọc phần bình luận rất hay của ông thấy cuốn này rất là khó đọc, được ví như “hồng tâm” của triết học HEGEL và coi như là đi chinh phục những “chặng đường thánh giá” , đứng “trên vai những người khổng lồ” được HEGEL suy tư trong học thuyết tối tăm của mình. Qủa là rất hấp dẫn và thú vị. Cuốn này rất dày, giá 250k, không có EBOOK trên mạng. Rất, rất là khó và kén người đọc.Dạo này lại thích triết học, triết lý mới chết chứ! Hehe…

0 comments: