9/7/09

Vành ngoài 7 chữ, vành trong 8 nghề



Này con thuộc lấy nằm lòng

Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề

Chơi cho liễu chán hoa chê

Cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời

Mình nhớ một hôm đọc báo thể thao văn hóa có nói tới câu này trong truyện KIỀU 1 cách đầy ẩn ý, bóng gió úp mở khiến mình hơi tò mò nên có ý tìm hiểu. Lúc đó, chưa có các công cụ search engine Google, yahoo, ASK đầy hữu dụng như bây giờ nên đành cất cái sự “ẩn ức” này vào trốn sâu thẳm của tâm trí. Bất chợt, chẳng hiểu sao nữa, câu điển tích trên của Truyện kiều lóe vụt qua trong khoảnh khắc nên thử gõ Google tìm hiểu ý nghĩa điều này như thế nào?…. Qủa là rất hay ,có nhiều điều thú vị lắm nhé!

Nhiều nhà phê bình có ý kiến cho rằng truyện Kiều là 1 dâm thư, chứa nhiều chi tiết gợi dục tính. Mình không đủ trình độ, kiến thức để phản bác nhưng cũng biết rằng có nhiều chi tiết trong truyện Kiều khơi gợi sự tò mò nhục cảm, tạo sự liên tưởng dục tình rất ẩn dụ sâu kín… Đề cập đến sex, tình dục hay sự “dâm” trong các tác phẩm văn học thì người ta đã tổng kết, phân loại được 2 cấp độ sex: gợi dục hoặc khiêu dâm. Gợi dục thì nhẹ nhàng, bóng bẩy,ám ảnh,có tính ẩn ý xa gần nhằm làm “mềm” tác phẩm, gia tăng giá trị thẩm mỹ thánh thiện cho người thưởng ngoạn. Còn loại khiêu dâm là ở cấp độ nặng,thuộc loại hardcore,trình bày quan hệ tính giao 1 cách trực tiếp,sống sượng, thô bỉ, rất kém tính thẩm mỹ! (Nhưng có nhiều người có gout nặng vẫn thích)... Ranh giới chuyển biến giữa 2 cấp độ này là rất mỏng manh, tùy thuộc vào trình độ của tác giả khi xử lí, điều chỉnh các tình tiết trong tác phẩm của mình một cách nhuần nhị. Đúng như bác sĩ Hồ đắc Di- chuyên gia tình dục học(thuộc thế hệ đàn anh của Bác sĩ Trần Bồng Sơn, Đỗ hồng Ngọc và nay là bác sĩ Tịt Tuốt trên báo tuổi trẻ cười), ông có nói : “Bản chất tình dục của tính dục thì có một, còn cảm quan tính dục thì khác nhau”. Thế cho nên mình có thể kết luận 1 cách võ đoán rằng truyện Kiều chắc hẳn là được sếp vào cấp độ 1, cấp độ gợi dục nhỉ!

Bây giờ quay lại điển tích trên trong truyện Kiều. Đây chính là câu mà mụ Tú Bà đã dạy cho nàng Kiều các chiêu thức , kĩ năng ăn chơi để làm cho đàn ông mê mẩn .Từ đó, các công tử,quí ông đáng mến sẽ tự nguyện dốc hết hầu bao của mình ra chi trả cho thú vui nhục dục tốn kém nhưng chứa rất nhiều lạc thú hay nhất trần gian này! Thế mới biết ngay từ thời phong kiến họ đã biết marketing chiêu dụ khách hàng bằng nhiều kĩ năng, ngón nghề tuyệt kĩ. “Nghề chơi cũng lắm công phu mà !”

Thôi dông dài quá. Có 2 link tìm thấy mà mình thấy hay, copy lại cho tiện để có bro nào xem mà học hỏi từ đó nâng cao ý thức cảnh giác trước nhiều chiêu thức, thủ đoạn của giới chị em lắm mưu nhiều kế nhá:

1- http://www.ykhoanet.com/binhluan/hodacduy/HDD003.htm

2- http://www.vietcyber.net/forums/showthread.php?t=43239&page=8

Trong đó LINK ở vietcyber có vẻ hay hơn:

Này con thuộc lấy làm lòng
VÀNH NGOÀI BẢY CHỮ, VÀNH TRONG TÁM NGHỀ"
(Câu 1209, 1210. Tú Bà dạy Kiều nghề chơi)

Đây là những mánh khoé của gái làng chơi cư xử với khách, bề ngoài cũng như trong lúc hành lạc.

Theo truyện Kim vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thì "bảy chữ" là:

1. Khấp: tức là khóc giả bộ thương yêu, quyến luyến khách không muốn rời .

2. Tiện: cắt của mình một ít tóc và của khách một ít, trộn chung lại rồi chia hai; mỗi người buộc vào cánh tay để tỏ ý muốn kết tóc se tơ .

3. Thích: dùng mực xạ xâm tên người khách vào bắp tay hoặc bắp đùi mình để khách trông thấy cho là mình chung tình .

4. Thiêu: đốt hương giả bộ thề nguyền rồi chích vào tay mình và tay khách để tỏ dạ chung tình . Có sáu vị trí để thiêu :

a) Bụng kề bụng gọi là "chính nguyện đồng tâm"
b) Đầu chụm đầu gọi la "chính nguyện kết tóc"
c) Tay tả mình khít với tay tả khách gọi là "hứa nguyện liên tình bên tả"
d) Tay hữu mình liền với tay hữu khách gọi là "hứa nguyện liên tình bên hữu"
e) Đùi tả mình khít với đùi hữu khách gọi là "hứa nguyện giao đùi bên tả"
f) Đùi hữu mình khít với đùi tả khách gọi là "hứa nguyện giao đùi bên hữu"

5. Giá: hứa lấy khách làm chồng, giả đò thề hẹn, bàn cách lấy nhau .

6. Tẩu: rủ khách cùng đi trốn . Khi khách chơi đã hết tiền nhưng còn quyến luyến mình không nỡ rời, phải giả cách rủ khách cùng đi trốn; đó là một cách "tống cổ" khách êm thắm .

7. Tử: đòi chết để tỏ ra chung tình với khách .


Bảy chữ trên đây chỉ là mánh khoé cư xử bên ngoài, còn "tám nghề" là cách hành lạc như sau:

- Đối với người có ... bé, ngắn thì dùng phép "đánh trống giục hoa"

- Đối với người có ... to, dài thì dùng phép "sen vàng khóa xiết"

- Đối với người tính nhanh thì dùng phép "mở cờ đánh trống"

- Đối với người tính khoan thì dùng phép "đánh chậm gõ sẽ"

- Đối với người mới "vỡ lòng" thì dùng phép "ba bậc đổi thế"

0 comments: