29/3/10

Bình phong pháo

Thi thoảng, thú thư giãn thanh tao của mình là vào Vietson.com đánh cờ. Mình đánh ở vietson lâu rồi, cỡ khoảng 5-6 năm, tự đánh giá cũng thuộc hàng cao thủ võ lâm. 1-2 năm đầu, khi còn "say" món cờ này, có khi đánh liên tục cả chục ván,quên cả thời gian, u mê, mụ mị hết cả người. Sau này,chỉ chơi vài ván giải trí và để giữ điểm. Vietson.com có ưu điểm là giao diện đẹp,âm thanh sống động, tốc độ nhanh, nhiều options tùy biến khá hay nhưng nhược điểm là có nhiều kì thủ chơi software, "sính" điểm ảo, sùng bái ICON hoa lá cành. Từ xưa, Ông bà ta đã đúc kết:"cờ gian, bạc lận". Điều đó ngày nay ngẫm vẫn thấy đúng. Đánh cờ trực tiếp thì kiểu "gian" là chơi cù nhầy,láu cá, đánh đòn tâm lý, hù dọa...còn kiểu "gian" online là dùng software để chiến thắng đối phương. Mới đầu mình tức, và bất bình lắm nhưng riết rồi quen. Bây giờ, ai mà chơi soft, mình nhìn nước cờ,kiểu đi quân là đoán ra liền, chơi 1 ván rồi thôi.
1 ván cờ có 3 giai đoạn là :khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Về lý thuyết thì cả 3 giai đoạn đều quan trọng như nhau nhưng nhiều kì thủ cờ nổi tiếng đã đúc kết rằng chỉ cần xem giai đoạn khai cuộc như thế nào sẽ đoán được đối phương thiên về sở trường tấn công hay phòng thủ giỏi. Nguyên tắc khai cuộc là phải nhanh chóng xuất động các quân chủ lực (xe, pháo, mã), xuất quân đồng bộ, nhịp nhàng để chiếm các vị trí trọng yếu trước. Trong cờ tướng thì con xe là có uy lực nhất, tính cơ động cao; quân "mã" thì tác chiến tốt ở cự li gần; còn con "pháo" có khả năng công kích từ xa nhưng thường để "ẩn" và cần tạo "ngòi" cho nó thì mới nổ được. Mỗi con có điểm mạnh, điểm yếu nhưng trong cờ tướng thì 3 con này thường phải đi kèm cạnh nhau để tạo "thế" cờ. Ván cờ hơn thua nhau ở cái "thế", mất thế là mất tất cả, dù quân đông, tướng mạnh.
Các cao thủ đã đúc kết được 8 kiểu "mẫu cổ điển" trong giai đoạn khai cuộc,nhưng mình thường chọn kiểu "bình phong pháo" như là kiểu ưa chuộng nhất. Đây là thế nghiêng về tấn công, mong đánh đòn phủ đầu, gây choáng váng , làm tê liệt đối phương. Tất nhiên, muốn chiến thắng thì còn phãi hội tụ nhiều yếu tố khác nữa; nước đi phải biến hóa,linh hoạt, sáng tạo, nhuần nhuyễn trong dụng công, chiêu, thế, tương kế tựu kế... Cái này đòi hỏi năng khiếu,đam mê, kì công rèn luyện, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm nhiều năm thì mới thành cao thủ được. Yếu tố quan trọng nữa là tâm lý thi đấu cũng phải vững vàng, bản lĩnh, thua không cay cú, thắng không khinh bạc.
Cờ tướng có nguồn gốc từ Trung quốc cách đây hơn 2000 năm.Lịch sử môn cờ tướng cũng cho thấy người Trung quốc có nhiều ưu thế, tố chất cờ vượt trội khi họ liên tục là các nhà vô địch môn này ở nhiều kì đài trên thế giới mấy chục năm qua. 3 đại kì trung quốc thủ nổi tiếng như Hồ vĩnh Hoa-Hứa ngân Xuyên- Triệu Hâm Hâm đã làm vinh danh làng cờ Trung quốc với rất nhiều trận đấu hấp dẫn. Còn 2 kì thủ nổi tiếng của Vietnam như MAI THANH MINH(được phong là "độc cô cửu kiếm") hay Trềnh A SÁNG ( được phong tặng là "TÚY KÌ Tiên"---vì uống rượu như hũ nút) cũng là người Việt gốc Hoa.
Các sách cờ nổi tiếng cũng đều do người Trung Quốc viết hoặc có nguồn gốc từ Trung quốc.

Nếu so sánh cờ tướng với cờ vua về độ phức tạp thì cờ vua có vẻ phức tạp hơn nhiều.Cờ tướng không được đưa vào 1 môn thi đấu trong OLEMPIC,chủ yếu là nghiêng về khía cạnh giải trí và có vẻ bình dân hơn so với cờ vua. Giải thưởng thì ít giá trị hơn,ít được lăng xê hơn cờ vua. Điều khác nhau này cũng là do cách chơi .Trong cờ vua thì quân Vua có thể đi lang thang để tránh bị "bắt" còn trong cờ tướng quân "tướng" chỉ loanh quoanh giữ "thành" trong 4 ô nên khi bị chiếu bí là rất dễ chết. Thêm nữa, trong cơ Vua lại có quân "HẬU" ( là đàn bà) có quyền lực, uy quyền lớn hơn quân xe(trong cờ tướng) rất nhiều nên dính vào "đàn bà", cho dù ở lĩnh vực nào đi nữa, thì "phức tạp" nả sinh là điều không thể tránh khỏi !

Một vài lan man về món cờ tướng giải trí . Bạn nào muốn đánh cờ với mình, mình xin sẵn sàng hầu cờ. Nick mình là: APOCALYPSE . Mình được 250 points rồi đó.

10/3/10

Thị trường hoàn hảo

Thị trường hoàn hảo hay gọi chính xác là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, theo lý thuyết kinh tế học đó là 1 mô hình kinh tế lý tưởng, mà ở đó không người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Trái ngược với thị trường hoản hảo là độc quyền hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là lý tưởng, là lý thuyết thuần túy có tính "hàn lâm" kinh viện, thuần khiết... và vì nó là "lý tưởng" nên dường như đó là thị trường "không có thật", là cái đích lý tưởng để cho con người khao khát dấn bước tiến đến nó, nhưng rất khó, nếu không muốn nói là không thể chạm được.


Nếu tưởng tượng 1 cách nôm na chân phương thì chúng ta có thể hình dung giữa 2 thái cực này là 2 đầu mút của 1 "dải sóng"- spectrum , giống như thanh trượt khi chúng ta chỉnh volume bài hát trên nút volume control ở cái computer. Đầu mút cao nhất là "thị trường" khi yếu tố thị trường chiếm cao nhất,chi phối nhiều nhất, hiểu theo nghĩa là tốt nhất . Còn ở phía đầu mút phía dưới, thấp nhất là sự "độc quyền", khi yếu tố thị trường bị phai nhạt, lu mờ trong khi yếu tố" độc quyền" chi phối, lấn át, khống chế ,nghĩa là phát triển về hướng khía cạnh tiêu cực, dù rằng cả 2 "đầu mút" đó đều là sự hoàn hảo. Vai trò của nhà nước, 1 biểu tượng quyền lực duy nhất, mạnh mẽ siêu đẳng, tùy vào mô hình, thể chế chính trị, năng lực quản trị ( qua các công cụ )... mà thực hiện việc "điều chỉnh", định hướng cái "chốt" đó về hướng "thị trường", hay hướng" độc quyền" , hay có chút thiên lệnh, pha trộn cả hay yếu tố đó.

Theo sách kinh tế học thì để dễ dàng cho việc nghiên cứu , tính toán thì để được coi là "thị trường hoàn hảo" thì chúng ta "buộc" phải giả định các yếu tố sau là cố định :
1- Tất cả hàng hóa trao đổi là giống nhau
2-Người bán, người mua có hiểu biết đầy đủ thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi
3-Không có cản trở việc gia nhập hoặc rút khỏi thị trường
4-Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ,các doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành

Áp dụng 1 chút hiểu biết thuần túy "lý thuyết" kinh tế học trên để có vài nhận xét ( ở góc độ quan điểm cá nhân) về mô hình kinh tế thị trường "theo định hướng xã hội chủ nghĩa " ở VIETNAM qua vài trải nghiệm cá nhân đôi khi cũng thấy chút thú vị những lúc nhàn tản.

Dạo này hay phải mua sữa cho con, mình là người tiêu dùng nên không thể không quan tâm đến giá sữa. Đọc báo, trực tiếp đi mua sữa , tìm hiểu về thông tin giá sữa ngày càng tăng cao ở đây, ở đây, và ở đây. Điểm chung là giá sữa ngoại tăng cao 1 cách bất hợp lý so với sữa nội, giá sữa liên tục tăng và thuộc loại cao nhất thế giới ...Sữa là mặt hàng thiết yếu và có rất nhiều hãng sản xuất tham gia thị trường, nghĩa là tính "cạnh tranh" trên thị trường rất là cao, khốc liệt. Cùng loại "bột sữa" là nguyên liệu cơ bản, tùy theo mỗi hãng mà "chế" thêm một, hoặc vài chất "độc đáo" mang bản sắc riêng tạo sự khác biết hóa về sản phẩm. Ví dụ như DHA,probiotics ( sữa NaN pro),GAIN IQ ( Sữa similac, ABBOTT),ENFAPRO A+(mead johnson)... Là người tiêu dùng ( chưa thông minh hoặc bị che dấu thông tin theo kiểu lừa phỉnh) thì xu hướng chung là chọn sản phẩm tốt nhất, giá thành thấp nhất trong điều kiện tài chính cho phép. Về phía người sản xuất thì để tồn tại được trong 1 thị trường cạnh tranh "khốc liệt" như nghành sữa thì luôn phải tìm cách giảm chi phí, giảm giá thành, mang lại lợi ích cho ngơời tiêu dùng. Thế thì tại sao, ở thị trường Vietnam mọi chuyện lại trở nên nghịch lý như vậy? Rõ ràng, đây là thị trường rất không hoàn hảo, bị nghiêng về phía "độc quyền " hoàn hảo mà vai trò của người bán ( nhà sản xuất) dùng nhiều chiêu thức "thủ đoạn" đề qua mặt nguời tiêu dùng Vietnam. Lý do, cũng có thể là do tâm lý người VIỆT, rất "sính" hàng ngoại nên đành chấp nhận nghịch lý giá sữa này. Nhưng theo tôi, theo ý kiến cảm nhận của riêng mình thì ở đây có sự quản lý hết sức" yếu kém" có chủ đích của nhiều cơ quan quản lý thị trường .

Bộ tài chính có cục quản lý giá, Bộ THƯƠNG MẠI có cục quản lý cạnh tranh, Hội bảo vệ người tiêu dùng... . Tuy nhiên, do đặc thù riêng biệt có tính "định hướng" chính trị nên việc xây dựng 1 khung pháp lý hoàn chỉnh cho sự cạnh tranh ở Vietnam vẫn còn ở phía trước. Mâu thuẫn ghê gớm mà các nhà quản lý của VIETNAM phải tìm cách "hóa giải" 1 cách sáng tạo khi buộc phải xây dựng 1 mô hình chưa có tiền lệ trên thế giới , đó là, "thị trường' nhưng phải theo "định hướng" xã hội chủ nghĩa. Với cảm nghĩ và thiên kiến của riêng mình,tôi tự hỏi rằng, "định hướng" theo kiểu này có phải là kéo cái "chốt" thị trường đi dần về phía "độc quyền" hoàn hảo, mà trong đó, lợi ích của người bán ( nhà sản xuất) có xu hướng được coi trọng hơn lợi ích của người tiêu dùng, phải không nhỉ !?

Về mặt luật pháp, theo như mô hình các nước phương Tây mà tôi được biết. Luật cạnh tranh của họ luôn "tích hợp" chế định đính kèm , ghi rõ:" Luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng".

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Dẫu biết điều nghịch lý trên và rất mong chờ các nhà quản lý VIETNAM tìm cách hóa giải "nghịch lý" giá sữa để tiến tới 1 thị trường hoàn hảo lý tưởng như trong ước mơ của người tiêu dùng lương thiện, hiện tại, tôi vẫn đành phải nhắm mắt, "bấm bụng" móc túi mình ra chi trả giá cho sự "chênh lệch" nghịch lý đó. Mà giá sữa này được chi phối bởi mấy con "cá mập" tư bản ( hãng sữa), sự yếu kém của các cơ quan quản lý, cũng như sự yếu ớt nhỏ nhoi của chính tôi, 1 người tiêu dùng bị "móc túi".

Điếc không sợ súng
Nói đúng không sợ thù
Mắt mù không sợ nắng.

hehe.

2/3/10

Thaksin

Đọc báo Tuổi trẻ, Thanh niên và trên mạng về thời sự quốc tế ,mấy ngày gần đây nổi bật với các tin tức liên quan đến Phán quyết tịch thu tài sản 1,4 tỷ USD của ông Thaksin cùng tình hình chính trị căng thẳng ở Thailan. Xem ở đây, ở đây, ở đây ...và ở đây.
Trong các link trên mình tâm đắc với cách đặt 3 câu hỏi về nền dân chủ non trẻ ở Thailan của nhà báo nổi tiếng Danh đức (không phải là nhà báo Huy đức, blog Osin) và cuối cùng kết luận :''Dân chủ không phải là bầu bán'', và '' dân chủ ở giai đoạn nhập môn, có thể được sử dụng như là những trò chơi đấu đá bất tận như thế''.

Chính trị là thủ đoạn, chính trị là trò chơi bẩn thỉu, chính trị cũng là...1 con đĩ đểu cáng ! Chính trị xấu xa, nhiều bất trắc, nguy hiểm , rủi ro như vậy nhưng tại sao lại nó lại có sức hấp dẫn khiến 1 nhà tài phiệt giàu có như Thaksin sẵn sàng đầu cơ vào canh bạc quyền lực chính trị này ? Câu trả lời đó chính là lòng tham, là tham vọng háo danh bẩm tính của con người. đã giàu thì muốn giàu thêm, đã có quyền lực kinh tế thì tất yếu phải dẫn đến quyền lực chính trị. Một thứ uy quyền duy nhất, tỏa sáng lung linh mà ngay từ thời xa xưa Lã bất Vi ( kẻ buôn vua) đã thèm khát, đánh đổi bằng cả gia tài của mình mà sử sách còn lưu danh.

Có 1 chi tiết, khiến mình chú ý, đó là Thaksin có gốc gác là người gốc Hoa ở Quảng đông. Vậy thì , mối ngờ vực rất có thể đây là thủ đoạn thâm độc, là mưu sâu kế hiểm của ''ông lớn'' trong vùng muốn gieo rắc sự bất ổn chính trị, làm suy yếu tiềm lực về kinh tế bằng cách tạo ra những ''kịch bản'' về khủng hoảng về chính trị, kinh tế ở các nước lân cận, từ đó thực hiện mưu đồ bành trướng , làm bá chủ thế giới của mình. Chính sách ''đường lưỡi bò'' ...liếm hết biển động gần đây là 1 thể hiện sinh động cho mưu đồ thâm hiểm đó.

Dân chủ không phải là bầu bán