10/3/10

Thị trường hoàn hảo

Thị trường hoàn hảo hay gọi chính xác là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, theo lý thuyết kinh tế học đó là 1 mô hình kinh tế lý tưởng, mà ở đó không người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Trái ngược với thị trường hoản hảo là độc quyền hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là lý tưởng, là lý thuyết thuần túy có tính "hàn lâm" kinh viện, thuần khiết... và vì nó là "lý tưởng" nên dường như đó là thị trường "không có thật", là cái đích lý tưởng để cho con người khao khát dấn bước tiến đến nó, nhưng rất khó, nếu không muốn nói là không thể chạm được.


Nếu tưởng tượng 1 cách nôm na chân phương thì chúng ta có thể hình dung giữa 2 thái cực này là 2 đầu mút của 1 "dải sóng"- spectrum , giống như thanh trượt khi chúng ta chỉnh volume bài hát trên nút volume control ở cái computer. Đầu mút cao nhất là "thị trường" khi yếu tố thị trường chiếm cao nhất,chi phối nhiều nhất, hiểu theo nghĩa là tốt nhất . Còn ở phía đầu mút phía dưới, thấp nhất là sự "độc quyền", khi yếu tố thị trường bị phai nhạt, lu mờ trong khi yếu tố" độc quyền" chi phối, lấn át, khống chế ,nghĩa là phát triển về hướng khía cạnh tiêu cực, dù rằng cả 2 "đầu mút" đó đều là sự hoàn hảo. Vai trò của nhà nước, 1 biểu tượng quyền lực duy nhất, mạnh mẽ siêu đẳng, tùy vào mô hình, thể chế chính trị, năng lực quản trị ( qua các công cụ )... mà thực hiện việc "điều chỉnh", định hướng cái "chốt" đó về hướng "thị trường", hay hướng" độc quyền" , hay có chút thiên lệnh, pha trộn cả hay yếu tố đó.

Theo sách kinh tế học thì để dễ dàng cho việc nghiên cứu , tính toán thì để được coi là "thị trường hoàn hảo" thì chúng ta "buộc" phải giả định các yếu tố sau là cố định :
1- Tất cả hàng hóa trao đổi là giống nhau
2-Người bán, người mua có hiểu biết đầy đủ thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi
3-Không có cản trở việc gia nhập hoặc rút khỏi thị trường
4-Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ,các doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành

Áp dụng 1 chút hiểu biết thuần túy "lý thuyết" kinh tế học trên để có vài nhận xét ( ở góc độ quan điểm cá nhân) về mô hình kinh tế thị trường "theo định hướng xã hội chủ nghĩa " ở VIETNAM qua vài trải nghiệm cá nhân đôi khi cũng thấy chút thú vị những lúc nhàn tản.

Dạo này hay phải mua sữa cho con, mình là người tiêu dùng nên không thể không quan tâm đến giá sữa. Đọc báo, trực tiếp đi mua sữa , tìm hiểu về thông tin giá sữa ngày càng tăng cao ở đây, ở đây, và ở đây. Điểm chung là giá sữa ngoại tăng cao 1 cách bất hợp lý so với sữa nội, giá sữa liên tục tăng và thuộc loại cao nhất thế giới ...Sữa là mặt hàng thiết yếu và có rất nhiều hãng sản xuất tham gia thị trường, nghĩa là tính "cạnh tranh" trên thị trường rất là cao, khốc liệt. Cùng loại "bột sữa" là nguyên liệu cơ bản, tùy theo mỗi hãng mà "chế" thêm một, hoặc vài chất "độc đáo" mang bản sắc riêng tạo sự khác biết hóa về sản phẩm. Ví dụ như DHA,probiotics ( sữa NaN pro),GAIN IQ ( Sữa similac, ABBOTT),ENFAPRO A+(mead johnson)... Là người tiêu dùng ( chưa thông minh hoặc bị che dấu thông tin theo kiểu lừa phỉnh) thì xu hướng chung là chọn sản phẩm tốt nhất, giá thành thấp nhất trong điều kiện tài chính cho phép. Về phía người sản xuất thì để tồn tại được trong 1 thị trường cạnh tranh "khốc liệt" như nghành sữa thì luôn phải tìm cách giảm chi phí, giảm giá thành, mang lại lợi ích cho ngơời tiêu dùng. Thế thì tại sao, ở thị trường Vietnam mọi chuyện lại trở nên nghịch lý như vậy? Rõ ràng, đây là thị trường rất không hoàn hảo, bị nghiêng về phía "độc quyền " hoàn hảo mà vai trò của người bán ( nhà sản xuất) dùng nhiều chiêu thức "thủ đoạn" đề qua mặt nguời tiêu dùng Vietnam. Lý do, cũng có thể là do tâm lý người VIỆT, rất "sính" hàng ngoại nên đành chấp nhận nghịch lý giá sữa này. Nhưng theo tôi, theo ý kiến cảm nhận của riêng mình thì ở đây có sự quản lý hết sức" yếu kém" có chủ đích của nhiều cơ quan quản lý thị trường .

Bộ tài chính có cục quản lý giá, Bộ THƯƠNG MẠI có cục quản lý cạnh tranh, Hội bảo vệ người tiêu dùng... . Tuy nhiên, do đặc thù riêng biệt có tính "định hướng" chính trị nên việc xây dựng 1 khung pháp lý hoàn chỉnh cho sự cạnh tranh ở Vietnam vẫn còn ở phía trước. Mâu thuẫn ghê gớm mà các nhà quản lý của VIETNAM phải tìm cách "hóa giải" 1 cách sáng tạo khi buộc phải xây dựng 1 mô hình chưa có tiền lệ trên thế giới , đó là, "thị trường' nhưng phải theo "định hướng" xã hội chủ nghĩa. Với cảm nghĩ và thiên kiến của riêng mình,tôi tự hỏi rằng, "định hướng" theo kiểu này có phải là kéo cái "chốt" thị trường đi dần về phía "độc quyền" hoàn hảo, mà trong đó, lợi ích của người bán ( nhà sản xuất) có xu hướng được coi trọng hơn lợi ích của người tiêu dùng, phải không nhỉ !?

Về mặt luật pháp, theo như mô hình các nước phương Tây mà tôi được biết. Luật cạnh tranh của họ luôn "tích hợp" chế định đính kèm , ghi rõ:" Luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng".

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Dẫu biết điều nghịch lý trên và rất mong chờ các nhà quản lý VIETNAM tìm cách hóa giải "nghịch lý" giá sữa để tiến tới 1 thị trường hoàn hảo lý tưởng như trong ước mơ của người tiêu dùng lương thiện, hiện tại, tôi vẫn đành phải nhắm mắt, "bấm bụng" móc túi mình ra chi trả giá cho sự "chênh lệch" nghịch lý đó. Mà giá sữa này được chi phối bởi mấy con "cá mập" tư bản ( hãng sữa), sự yếu kém của các cơ quan quản lý, cũng như sự yếu ớt nhỏ nhoi của chính tôi, 1 người tiêu dùng bị "móc túi".

Điếc không sợ súng
Nói đúng không sợ thù
Mắt mù không sợ nắng.

hehe.

0 comments: