25/6/10

Smart Russia

Đọc bài báo này trên tờ NEWSWEEK, có đề cập tới việc thay đổi tầm nhìn chiến lược về tương lai của nước Nga của tổng thống Nga Medvedev. Đó là họ chú trọng tập trung vào đầu tư chất xám , vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Tham vọng của tổng thống Medvedev là xây dựng 1 thành phố sáng tạo (innovation city) kiểu như thung lũng SILICON VALLEY của Mỹ.

Thành phố mới sẽ tọa lạc ở vùng ngoại ô Moscow, tên là SKOLKOVO. Nhà nước Nga sẽ dồn sức tập trung những bộ não tinh hoa nhất của đất nước để tạo ra những đột phá về mặt khoa học và công nghệ làm nền tảng (bedrock) cho nền kinh tế trí thức của nước Nga. Chiến lược của tổng thống Nga nhằm đưa nền kinh tế Nga thoát khỏi sự lệ thuộc (dễ bị tổn thương) vào nguồn lợi xuất khẩu dầu mỏ , khí đốt hay vũ khí quân sự, cũng như tái thiết lập những thành tựu rực rỡ của siêu cường Nga trong quá khứ. Kiến trúc sư của dự án vĩ đại này,Zhore ALFERO, 1 trong 4 nhà vật lý người Nga đoạt giải NOBEL ,hiện đang sống tại Nga, đã được tổng thống Nga bổ nhiệm,đặt kì vọng rất lớn vào dự án này khi ông nói :” “The success of the ‘Smart Russia’ movement is a question of life and death for Russia,” “The idea of Skolkovo is like Noah’s ark—all our ideas of hope and survival are pinned on it.”. Đặt câu hỏi ở mức độ cực đoan, quyết liệt tới mức “sống” or “chết” và ví dự án này như con thuyền Noah của nước Nga trong cuộc đua xây dựng nền kinh tế trí thức, cạnh tranh chủ yếu bằng chất xám, làm đòn bẩy sức mạnh biến nước Nga trở thành 1 “ great power “ về mặt kinh tế .

Trong quá khứ, nhà nước Nga cũng từng đầu tư rất lớn để đưa nền khoa học Nga đến những thành tựu vĩ đại, như: là nước đầu tiên có vệ tinh nhân tạo, đầu tiên đưa con người vào vũ trụ. Nhưng sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, nền khoa học Nga rơi vào sự sụp đổ, các nhà khoa học bỏ chạy sang các nước Phương Tây giàu có,nạn chảy máu chất xám diễn ra mạnh mẽ khiến nước Nga mất gần ½ triệu nhà khoa học tài năng. GDP của Nga sụt giảm gần 50%, đầu tư của Nhà nước giảm từ 6% GDP xuống chỉ còn 1.5%.

Cả tổng thống Putin và MEDVEDEV đều tin tưởng mạnh mẽ rằng nhà nước Nga sẽ tự giải quyết các vấn đề nội bộ của nước Nga. Nhưng, cách tiếp cận của Putin nhắm vào bộ máy hành chính quan liêu, trong khi tổng thống MEDVEDEV lại coi đó là nạn tham nhũng trầm trọng làm cản trở con đường phát triển kinh tế.

Dự án thành phố thông minh (smart Russia) -SKOLKOVO ,được tổng thống MEDVEDEV coi như là động lực chủ đạo (centerpiece) tạo ra 1 kiểu nền kinh tế nước Nga mới.Được ví như là “chiến lược năm 2020” của nước Nga,khi xây dựng xong vào năm 2014, sẽ đóng góp khoảng 8-10 GDP,15% giá trị xuất khẩu.

Chọn xây dựng thành phố ở SKOLKOVO, lý do chủ yếu vì tại đây đã có sẵn 1 trường kinh doanh tư nhân hàng đầu của nước Nga( trường tư nhưng vẫn nhận tài trợ của nhà nước). Thành phố sáng tạo này sẽ nhận được cam kết hỗ trợ ,duy trì quan hệ với trường đại học nổi tiếng STANFORD, học viện MIT và thành phố silicon valley của Mỹ. Người Nga tin rằng thành phố này sẽ nhận được nguồn tài trợ tư nhân lẫn của chính phủ Nga để biến các ý tưởng khoa bảng thành việc khởi tạo các công ty kinh doanh mới. Về mặt kinh doanh, tài trợ dự án,có sự cam kết mạnh mẽ của 1 trong 10 nhà tỷ phú giàu mỏ nổi tiếng nước Nga là ông Viktor Vekselberg. Thành phố thông minh này sẽ tập trung vào các lĩnh vực chất xám trọng yếu, bao gồm: công nghệ thông tin, truyền thông, sinh-dược phẩm, hạt nhân, khoa học không gian. Thành phố công nghệ cao sẽ chỉ dành cho những công dân tốt nhất, với điều kiện tốt nhất (The best people will be given the very best conditions.”).

Nhiều nhà phân tích tỏ ý nghi ngờ tham vọng này của tổng thổng Nga Medvedev. Các vấn đề gây khó khăn và cản ngại để dự án này đi đến thành công tập trung chủ yếu ở việc xử lý, giải quyết triệt để các yếu kém của bộ máy hành chính quan liêu,nạn tham nhũng trầm trọng,hệ thống giáo dục yếu kém,việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cũng như sự ngưng đọng “trí tuệ” nước Nga kéo dài hàng thập kỉ qua…Cũng như những phản bác nghi ngờ rất đáng chú ý khi có chuyên gia cho rằng: “Không ở đâu trên thế giới , có thể xây dựng 1 thành phố thông minh,công nghệ cao như Silicon valley lại bằng 1 sắc lệnh , mặc dù sắc lệnh đó được sự tài trợ tài chính mạnh mẽ bởi nhà nước” .

Có những nghi ngờ, có những quan ngại nhưng tôi rất tin tưởng vào quyết tâm chính trị của tổng thống MEDVEDEV, khi ông nói :” “Forward Russia.” “But the future does not belong to them—it belongs to us. We will overcome backwardness and corruption.”
Trong quá khứ, nước Nga đã từng “overcome” những trở ngại rất lớn để trở thành 1 siêu cường. Ngày nay, không có lý do nào mà không đặt niềm tin vào quyết tâm đó.
Vietnam cũng nhận thức rất rõ về những thách thức , cơ hội của nền kinh tế trí thức và có tham vọng xây dựng nền kinh tế trí thức bằng việc triển khai 2 dự án khu công nghệ cao ở Hòa lạc, và ở Thủ thiêm tp.hcm. Đó là chủ trương đúng đắn, nhưng việc thực hiện vẫn là 1 quá trình rất dài, với vô số khó khăn. Mà 1 vấn đề nhỏ, khiến tôi hơi hoài nghi về sự thành công của dự án, đó là: ở Nga chỉ có 1 người làm tổng thống có đủ thẩm quyền vạch chiến lược và mọi người tuân thủ thực hiện kiểu “bàn tay sắt”.Vietnam cũng vẽ ra chiến lược phát triển hoành tráng nhưng việc thực hiện vừa thiếu 1 bàn tay “sắt” lại là bàn tay “sạch” nên nhiều dự án lớn thường hoàn thành ở “thế kỉ” khác hoặc chỉ đạt hiệu quả về mặt “xã hội” mà thôi .Thêm nữa, các nhà chính trị lại hay mắc “bệnh” ảo tưởng, lầm tưởng giữa 1 quyết tâm chính trị với nhu cầu của cuộc sống. Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là 1 minh chứng hùng hồn cho nhận định đó.
Nước Nga lớn, người Nga thông minh nên họ có ý tưởng lớn. Nước VIỆT nhỏ, người Việt cũng thông minh không kém nhưng sao vẫn bị coi là nước “nhược tiểu” nhỉ!!!?