28/8/10

Kéo cưa... lừa xẻ !


Chiều rảnh, vào vnthuquan tiếp tục đọc mấy truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Đọc lại truyện “ Những người thợ xẻ “ đã được dựng thành phim ( mình chưa xem ) vẫn thấy hay. Truyện hay, nhiều hình ảnh ẩn dụ cùng vài đoạn lý luận hoang dại,đậm chất đời của tay thợ xẻ Bường lọc lõi, cáo già, lưu manh,độc ác. Những con người trong truyện đều có cái nhìn cay đắng vì sự va đập khốc liệt của cuộc sống để tồn tại, mưu sinh.
Tay phó giám đốc nông trường Thuyết là người keo kiệt, bủn xỉn , chó ăn đá gà ăn sỏi, lại rất khôn ngoan, xảo quyệt. Nhưng cuộc sống còn có những khoảng trống, kẽ hở mà dù khôn ngoan đến mấy cũng không lường hết được những trò ma mãnh, ăn gian của tay thợ xẻ Bường . Kéo cưa chỉ là phụ, cái chính là “lừa “ xẻ để ăn “gian” bán gỗ cho kẻ khác nhằm thủ lợi riêng. “Gian”- đó cũng là phẩm tính đặc sắc của nhiều người thợ Vietnam . Cuộc đời cay nghiệt, bất công ở chỗ, nếu anh sống quá ngay thẳng, thật lòng thì anh không thể tồn tại được. Phải “gian”, lưu manh, lọc lừa,mưu mô, thủ đoạn… thì mới có đất sống, mới tồn tại được. Bản chất của cuộc sống là sự cộng sinh “lừa” lẫn nhau, lừa tiền, lừa tình, lừa đạo đức…Bường lừa “xẻ” được ông Thuyết, Ông Thuyết lại lợi dụng chức vụ của mình, đốn cây chò chỉ để xây nhà, mưu lợi riêng cho gia đình…chính là “lừa”, xẻ thịt lợi ích ở cấp độ cao hơn, khoác cái áo giả hiệu, đạo đức hơn mà thôi. Bường, Ngọc lại bị đàn bà “lừa” , cho ăn quả đắng…
Hình ảnh hay nhất của Truyện, phản ánh bản chất xấu xa, đê tiện , súc vật nhất là cảnh Tay Bường vì ganh ghét, cố ý (hay vô tình )bật cái cưa làm đứt ngón chân Ngọc ( trí thức, 21t, nhiều mưu cao) , sau đó buộc phải chặt ngón chân thối bị hoại tử quăng vào đám lửa cháy. Ngón chân thối bị hoại tử của Ngọc chính là hình ảnh tượng trưng cho cái giá phải trả trong cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt chốn rừng thiêng nước độc để kiếm tiền.  Hay theo cách nhìn thiển cận, dèm pha, đố kị của Bường chính là chất “lưu manh “ trong con người Ngọc, qua câu nói : “ôi chỉ ước toàn bộ chất lưu manh trong con người nó cũng cháy như cục thịt này “.  Câu nói đó là sự hả hê, vừa là sự cảnh báo 1 nỗi sợ mơ hồ, nguy hiểm của sự kết hợp giữa chất lưu manh + trí thức trong 1 con người.     
Hình ảnh sâu sắc nữa là cảnh Bường và Ngọc lao vào đánh nhau vì Ngọc ngăn cản Bường thực hiện hành vi đồi bại, bỉ ổi đối với đứa con gái ngây thơ, vô tư ( là con của tay Thuyết , phó giám đốc nông trường ). Tục nhất là đoạn lý luận “cùn” của Bường về quan niệm cái “bướm “  đàn bà ! ? : “Ngọc ơi, mày đừng đau khổ đến thế, mày có biết vì sao cái ấy của phụ nữ các cụ gọi là cái bướm không? Nó là một thứ có cánh, phấp pha phấp phới. Nó là lộc của trời. Nó đậu vào chỗ nào thì chỗ ấy được. Có khi người ta phải bắt nó đấy “
Cảnh cuối là đoạn chiến đấu ngoạn mục của 5 người thợ xẻ với con gấu. Rất hoang dã, giàu chất thơ . Con gấu chỉ bị hạ khi và chỉ khi cả 5 người đoàn kết, thống nhất nhân tâm khi họ bị dồn đến bước đường cùng của sự sống chết .
Những người thợ xẻ . Trong cuộc sống, dưới 1 góc độ nào đó,mỗi chúng ta đều là những người thợ xẻ. Xẻ gỗ hay xẻ “tình” đều giống nhau, đều phải chiến đấu, phải thỏa hiệp. Không có chuyện tốt, xấu !

0 comments: