14/8/10

Không có Vua


“Không có vua” là 1 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.Nhà văn này nổi tiếng rồi, đã có nhiều nhà phê bình viết về ông. Khen chê, đủ kiểu, thượng vàng hạ cám.


Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay, trí tưởng tượng phong phú,văn phong lạ (nhất là ở thời kì đầu ). Lối viết ám chỉ, bóng gió, trừu tượng. Mình chú ý đến 1 nhận xét đã đọc ở đâu đó trên trang evan về Thiệp, đó là đọc truyện của ông giống như xem 1 bức tranh siêu thực , chẳng hạn của Salvador DALI, hay Picasso . Nghĩa là, hiện thực bị bóp méo, giã nát, vặn vẹo, nhào nặn, pha trộn…thành nhiều hình thù quái gở, và hiểu như thế nào là…do từng người thưởng lãm nhận xét. Qua bài viết này của 1 nhà khoa học ngưỡng mộ nhà văn NH Thiệp (Nguyễn đình Đăng )mới biết chính vì sự nổi tiếng mà ông đã gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, bị dèm pha, ganh ghét, thậm chí bị “giám sát” chặt chẽ , tinh vi như thế nào…


Đọc nhiều truyện ngắn của NH Thiệp, mình ấn tượng với truyện “ Không có vua “ nhất. Tất nhiên, Nguyễn huy Thiệp còn rất nhiều truyện ngắn hay , nổi tiếng khác như : tướng về hưu, vàng lửa, phẩm tiết, con gái thủy thần, nguyễn thị lộ, sang song, muối của rừng…vv


“Không có vua” đề cập đến sinh hoạt, lối sống của 1 gia đình với các thành viên có hoàn cảnh, nghề nghiệp khác nhau. Đó là, ông Kiền( chủ gia đình, góa vợ ). Cô Sinh( làm dâu, vợ của Cấn làm nghề hớt tóc ). 4 anh em gồm : Cấn ( anh trưởng, làm nghề hớt tóc, ráy tai, hiền , nhu nhược ).Đoài ( công chức giáo dục, thích bỡn cợt, hay dèm pha, hơi dâm đãng ngầm ). Khiêm ( mổ lợn, dữ dằn, thô lỗ, bặm trợn). Khảm ( sinh viên đại học, sôi nổi, nhiệt huyết, nhiều ảo tưởng nhưng non nớt , ngây thơ với đời). Cuối cùng là Tốn ( bị thiểu năng,teo tóp, chậm phát triển, khù khờ, ngu ngơ nhưng thật thà, chịu khó, chất phác, tốt bụng ).


Mỗi nhân vật, mỗi người 1 vẻ , được NH Thiệp vẽ lên bằng bức tranh siêu thực vừa hài hước, vừa cay nghiệt về bức tranh gia đình đặc trưng thu nhỏ của 1 thứ trật tự xã hội thiếu sự gắn kết, lỏng lẻo, chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng” với sự ganh ghét, độ kị,lòng vị kỉ to lớn của mình. Không ai thừa nhận 1 ông “vua” chính danh uy quyền có đủ thẩm quyền chế ngự lòng ham muốn cao ngất của các thành viên máu mủ, ruột rà trong gia đình. Là bố, nhưng ông Kiền thiếu “chính danh” ,không cưỡng lại được lòng ham muốn dục tính bẩn thỉu đó là “thú nhìn trộm con dâu tắm truồng” ; Khảm làm nghề mổ lợn lại mắc bệnh tham lam cố hữu của 1 anh công nhân, phận làm “em’ nhưng lại hay chứng tỏ uy quyền, vượt mặt mấy ông anh do nắm quyền chi phối về mặt kinh tế. Sinh nghề tử nghiệp, “giết “ , tàn sát, xuống tay quá nhiều “con lợn” nên bị quả báo mắc chứng hoang tưởng, đêm ngày gặp ác mộng “ bị lợn rượt đổi xa vào hố phân”… Còn Đoài, mới là sinh viên nứt mắt mà đầu óc đặc sệt dâm tính, thích chơi trò dâm loạn với chị dâu, dù mới chỉ là mấy màn lả lơi “khẩu dâm” . Mâu thuẫn được đẩy lên cao ở giữa truyện khi ông Kiền tổ chức “cúng giỗ” cho người vợ đã mất, Cấn ( anh trưởng) bị Khiêm đấm gãy răng, ho ra máu cũng vì tranh chấp, hơn thua nhau vì tự ái . Đã thế, Lão Kiền, là chủ gia đình lại thể hiện sự vô trách nhiệm, hay chính xác đó là sự bất lực của chính mình trước mâu thuẫn, tranh giành quyền lực, ảnh hưởng của các con bằng câu nói phũ phàng :” Chúng mày cứ giết nhau đi, tao càng mừng “.


Truyện của 1 gia đình hay là chuyện của xã hội, tôi đang tự hỏi ?

0 comments: