20/7/11

Dây chằng


Dẫu biết "Năm Mão, tuổi chuột" có nhiều xui xẻo, nhưng thế gian ai học được chữ ngờ ! Thật tệ, dây chằng đầu gối bị đứt, đứt hẳn, gây kẹt gối sưng vù, đau đớn. Buộc phải mổ tái tạo dây chằng,nếu không sẽ teo chân, tổn thương sụn chêm, về già phải thay khớp gối. Bác sĩ chụp MRI cắt lớp,có kết luận và hù dọa thế ! Thật may ! Bác sĩ trẻ, nhiệt tình, tài năng, mổ nội soi khéo...và không “đáng tiếc” bỏ sót dụng cụ sau khi mổ !



Nghỉ 3 tuần ngồi chơi xơi nước, sáng nghe chim hót, chiều xem suối chảy, 3 ngày tiệc lớn, 7 NGÀY tiệc nhỏ. Café, trà, lướt web, nghe nhạc thư giãn…Cứ như Lưu Bị bị trúng kế “ đơm hoa bắt bướm “ của Tào tháo vậy! Về lý thuyết , 4 tuần mới bỏ đai bảo hiểm giữ thẳng chân, 3 tháng tập vật lý trị liệu, 8 tháng có thể chơi thể thao lại.
Tiên trách kỉ, hậu trách nhân !

3 năm trước chơi môn bóng đá , đầu gối đã bị chấn thương 2 lần tương tự, dẫn tới lỏng gối do dây chằng bị đứt 1/2 hay 3/4 ( bó dây chằng có 1000 sợi nhỏ) . Chưa khám kỹ nhưng ý thức được tổn thương . Nhưng là 1 người yêu thể thao, chuộng cái đẹp mà nay bị buộc phải từ bỏ niềm đam mê môn bóng đá mini, chỉ còn có chạy bộ , dancing, bơi lội...tất không thể trách khỏi ấm ức, bực mình. Tất cả cả các môn chơi khác đều có vẻ nhàm chán, sau 1 thời gian!

Thế mà, không hiểu sao , cứ như ma đưa lối quỉ dẫn đường, đầu năm con mèo này lại hăng hái xỏ chân vào giầy đá bóng vì quá...Nghiền, nghiện,mê, lú ! Tất nhiên có đeo băng bảo hiểm giữa đầu gối chân ( khi mấy cái sân bóng mini theo phong trào trăm hoa đua nở mở ra gần nhà ). Nhìn các chú đá bóng, thế là không thể kìm...hãm được cái sự sung sướng đó lại nữa, đành liều nhắm mắt đưa chân . Với kinh nghiệm, bản lĩnh già dặn sau bao năm chinh chiến trên nhiều thánh đường bóng đá đường phố, cố gắng tránh đến mức cao nhất những cú tắc kê nguy hiểm, cú rướn cứu bóng hay tăng tốc đột ngột…Có vài lần bị khụy gối ,suýt đứt nếu không có cái đai bao hiểm đầu gối. Ơn trời, vẫn còn may mắn !

Đùng 1 cái ! Ngồi xổm đánh giày trong 3 phút thế là bị đứt dây chằng, lúc đứng lên sân e đau buốt, không duỗi thẳng được . Đi làm, mấy thằng quỉ chọc : " chơi thế kiểu lạ nên bị phải không ?" Thế mới quái ác !

Rủi ro không mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác . Hệ thống nào cũng không hoàn hảo, và có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .Qui tắc an toàn của bất cứ hệ thống nào đều được thiết kế thành nhiều lớp ( layer ) lá chắn rủi ro , có thể là 3-5-6.. lớp để có thể chịu được các dư chấn rủi ro tiềm năng phát sinh trong quá trình hoạt động.. Nếu 1 nguy cơ tiềm ẩn vượt qua lớp này thì lớp khác sẽ chặn lại. Khủng hoảng, bi kịch, tai họa chỉ xẩy ra khi/ và chỉ khi rủi ro đó xuyên thủng tất cả các lớp theo 1 đường thẳng để tạo ra 1 vụ nổ kinh hoàng gây thiệt hại ( vật chất, tinh thần, con người….) . Đó là lý thuyết ! Nguy hiểm ở chỗ, con người thường chỉ nhận thức, thấy được thảm họa khi nó đã xảy ra mà ít chịu nâng cao ý thức phòng tránh . Cũng đúng, đó là hạn chế chủ quan cố hữu của con người.

Nhìn thấy thảm họa như tảng băng trôi ở bên trên,còn phần chìm dưới tảng băng thường bị bỏ qua ... Ví dụ : Động đất ở Nhật tới cấp 9 .0 richter ( nhà máy điện hạt nhân FUKUSHIMA thiết kế chỉ chịu được đến cấp 7 ). Sụp đổ khối XHCN đông âu đầu thập kỉ 90, Vụ TQ gây hấn biển đông, vụ Vinashin, các chỉ số kinh tế vĩ mô yếu kém…

Con người là 1 hệ thống được Chúa trời thiết kế tuyệt vời, linh diệu. Cái dây chằng bị đứt là do mình không thấy được rủi ro tiềm ẩn , ngụy tàng ẩn sâu dưới tảng băng trôi đẹp đẽ phía trên. Cái gì chủ quan, thiếu ý thức phòng tránh nguy cơ…sẽ phải trả 1 cái giá rất đắt !

Lâu không viết bờ lốc, nay CẢM THẤY ngứa tay !





0 comments: