7/7/09

Hiện sinh là gì?


Hiện sinh là gì ?

Sống gấp, yêu nhanh, khoái hưởng lạc, mất phương hướng, yếm thế, bi quan... Gout ăn mặc lập dị quái đản, tóc để dài,nghe nhạc ROCK, nốc rượu WISKY, tìm quên trong khói thuốc phiện, HEROIN,tính tình bốc đồng, đôi khi cao hứng thích nổi loạn, đập phá ...đó là những phác họa đặc tả chân dung thế hệ ´´hiện sinh´´, mốt sống hiện sinh---là phong trào nổi bật của thế hệ trẻ các nước Phương Tây cũng như các thế hệ thanh niên Saigon đầu thập niên 60,70... Cho đến tận hôm nay, xu hướng sống kiểu này dường như đang lan tỏa trở lại với giới trẻ Saigon như là 1 phong cách sống mới, cố gắng khẳng định giá trị bản thân mình.

Thế đó có phải là ``hiện sinh`` không nhỉ ? Mình là người đôi khi cũng hay ``sính`` dùng những từ to tát, đao to búa lớn cho ``oai``, cho có vẻ ``hiện sinh``, làm nổi mình trên cái mạng online đông đảo này ! Tuy nhiên, dạo gần đây ,khi sử dụng từ ``hiện sinh``, mình lờ mờ cảm thấy có điều gì đó bất ổn và không yên tâm lắm. Thử nhờ chú Google search xem định nghĩa hiện sinh là như thế nào ? Qua tìm hiểu mới thấy quan niệm về hiện sinh của mình còn khá mù mờ, hời hợt, mới chạm đến cái ``vỏ`` bên ngoài chứ chưa đi sâu vào ``ruột gan`` có tính bản chất bên trong của tư tưởng, triết lý hiện sinh. Vậy hiện sinh ,thuyết hiện sinh hay chủ nghĩa hiện sinh là gì ? Câu hỏi hàn lâm ghê gớm quá!

Nói về thuyết hiện sinh, Jean paul Sartre tóm gọn trong 1 câu : `` Hiện sinh có trước bản chất ``. Hiện sinh là 1 ``hiện tượng`` đối lập với bản chất và hết sức mù mờ, thay đổi không ngừng. Sự hiện sinh do ngẫu sinh mà ra, nghĩa là có đó vậy thôi, có đó 1 cách vô cớ, không bao hàm 1 ý nghĩa tiên nghiệm nào, và không được biện minh bởi bản chất có sẵn nào. Hiện sinh chỉ có ở con người và duy nhất ở con người.

Tranh cãi cái nào ``có trước`` sẽ hình thành nên từng học thuyết triết lý .Triết học nói chung , suy cho cùng cũng lẩn quẩn tranh cãi giữa 2 khái niệm cốt tủy là vật chất (hay tồn tại) và ý thức(bản chất). Tùy theo ``phe’, trường phái nào mà thừa nhận cái nào có trước :hiện sinh (hiện tượng) hay bản chất để tạo thành triết lý hiện sinh hay triết lý bản chất ( cho rằng bản chất có sẵn (và có trước) trong sự hiện sinh của mọi vật thể ). Câu ví dụ của cha đẻ Thuyết hiện sinh là Heidegger sẽ cho chúng ta hiểu rõ ngay vấn đề trừu tượng này : ``Chúng ta chỉ hiểu rõ cái búa khi ta dùng nó để đóng đinh`` . Rõ ràng ,``cái búa`` là có trước, là tồn tại khách quan từ lâu và chúng ta chỉ hiểu công dụng của nó (bản chất của nó) qua hành động ``đóng đinh``. Chỉ thông qua hành động này của con người ,cái búa mới thể hiện được bản chất (công dụng của nó) , làm hiện thể cái bản chất đó ra bên ngoài cảu sự vật...

Cùng xuất phát từ cái ``gốc`` như trên nhưng tùy theo quan điểm của mỗi triết gia mà học thuyết hiện sinh lại được chia làm nhiều ``trường phái`` khác nhau nữa: hiện sinh phi lý của Albert Camus, hiện sinh siêu việt của Nietzsche ca ngợi con người toàn năng, hiện sinh tương đối...Trong đó, nổi tiếng nhất là học thuyết hiện sinh hành động của Sartre.

Thuyết hiện sinh của Sartre căn bản phủ nhận sự có mặt của thượng đế, cho rằng cuộc đời không có thượng đế, không có đấng toàn năng mà chỉ còn trơ có sự hiện sinh của con người. Không có 1 ``nhân chất`` đã có sẵn trước sự hiện sinh của con người, con người là dự tính (projet) của mình và tự mình tạo ra mình, chính việc làm (hành động) mới mặc khải hữu thể, mới bộc lộ đặc tính của sự vật. Con người hoàn toàn tự do, và luôn phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Tự do của con người là tự do cụ thể, riêng biệt vì chúng ta dù muốn hay không, đều phải đang sống trong 1 hoàn cảnh cụ thể, 1 tình thế đặc biệt nào đó. Từ đó con người luôn buộc phải lựa chọn, và tự do ở đây là tự do lựa chọn nằm trong bối cảnh đó. Gọi là thuyết hiện sinh hành động vì Sartre cho rằng , khi lựa chọn chính là chúng ta đang hành động. Không có sự lựa chọn tiêu cực cũng như không thể có tự do trừu tượng: Con người thiết yếu là con người sống trong thực tại. Ông ca ngợi hành động đích thực là hành động do con người gánh vác trách nhiệm sau quá trình đắn đo lựa chọn trong những hoàn cảnh và tình thế đặc biệt .Và chính qua hành động này con người sẽ vượt lên trên hoàn cảnh và tình thế đó để cảm thấy mình là người tự do.Gía trị con người nằm trọn trong hành động của mình, và chỉ có hành động mới đánh giá chúng ta.

Lý thuyết hiện sinh hành động của Sartre ca ngợi, xây dựng những con người riêng biệt, cá tính ,độc đáo, biết lựa chọn sáng suốt và biết dấn thân, hành động để vượt lên trên cái thực tại đen tối. Do đó ở 1 khía cạnh nào đó, hiện sinh cũng là cách để làm mới ,refresh mình, lựa chọn cho mình 1 con đường riêng biệt , 1 lộ trình,1 cách làm, 1 kịch bản riêng cho chính mình. Nghĩa là trở về chính mình, tự mình chịu trách nhiệm về hành động, lựa chọn về cuộc đời của chính mình. Hiện sinh là dấn thân, dám làm dám chịu trách nhiệm, là sự can đảm,....là làm ``cách mạng`` chính trong con người mình.

Lý thuyết dông dài, khó hiểu nên thử ví dụ cụ thể cho dễ hiểu nhé : Trong truyện Kiều, nàng Kiều khi yêu Chàng Kim Trọng đã bất chấp đêm tối, bất chấp lễ giáo cổ hủ phong kiến, bất chấp cái khuôn phép trật tự hà khắc của lễ giáo đã ``băng băng mở lối`` để đi tình tự với chàng Kim. Hành động đó của Kiều là sự lựa chọn của con tim, nàng chấp nhận rủi ro, sẵn sàng gánh chịu hậu quả, trách nhiệm, thể hiện nét độc đáo, vượt trên chính mình và trên cả cái trật tự xã hội phong kiến hà khắc để tìm thấy tình yêu , tìm kiếm sự tự do của mình- đích ngắm của mọi nỗ lực giải phóng con người trong mọi chủ thuyết. Hành động đó chính là hành động đích thực, là hành động ``hiện sinh`` thánh thiện. Hiện sinh là đó!

Luật sư Lê công định có nhà lầu, vợ đẹp, sự nghiệp thành đạt sáng chói sao lại còn ``dấn thân``, tranh đấu cho dân chủ tự do, bình đẳng, phát triển. Anh cũng có hoàn cảnh đặc biệt, tình thế khó khăn buộc phải đắn đo,cân nhắc, suy nghĩ lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình chứ. Cái sai lầm của anh,theo mình, chính là sự hiểu biết quá sâu sắc về dân chủ, về đa nguyên dân chủ, và anh khao khát mong muốn truyền bá những tư tưởng đó cho mọi người cùng biết. Tiếc rằng hành động ``đích thực`` cao đẹp đó (nhưng vi phạm điều 88 BLHS) bị chặn đứng và anh đang trả giá điều đó ở trong tù. Nhưng ở trong tù anh vẫn cảm thấy rằng, hành động đó là đúng và cảm thấy mình được ``tự do`` vì mình đã định hướng và dấn thân cho 1 lý tưởng cao đẹp là mang lại sự tự do,dân chủ cho đất nước. Cảm thấy mình tự do---chính là hình thái biểu lộ cực độ sâu sắc của ``hiện sinh``. Tự do vì chính mình là mình, tôi là tôi! (Như Nietzsche nói là :``Hãy là mình``). Anh có nét độc đáo, có sự hào quang tỏa rạng và là sự khác biệt đặc trưng so với rất nhiều thanh niên sống ép mình, bi quan , yếm thế tiêu cực kiểu `` chùm chăn´´ trước rất nhiều tiêu cực, tham nhũng và tha hóa của xã hội hiện nay . Anh đã hành động và qua hành động anh đã ``hiện sinh`` trên thực tại kinh tởm của sự tha hóa xã hội đó !

Tóm lại để được coi là hiện sinh thì lộ trình và tiêu chuẩn của nó phải qua các bước xét đoán sau:

1-Hoàn cảnh, tình thế đặc biệt (ở đây là trật tự pháp luật, khuôn mẫu luân lý, đạo đức xã hội)

2-Suy nghĩ,cân nhắc,đắn đo, lựa chọn con đường riêng biệt

3- Mạnh dạn dấn thân hành động quyết liệt.

4-Cảm thấy mình được tự do.

Đôi khi mình cảm thấy cuộc sống buồn chán, êm đềm, đơn điệu, cảm thấy như mình sống ``dư thừa`` ra, sống lờ đờ, sống nhẫn nhịn, câm nín, phẳng lặng như 1 dòng sông thì đó chỉ là sự hiện hữu, hiện tồn như loài ``ốc sên`` yếu mềm hèn kém chứ không phải là hiện sinh với tất cả bản chất cao đẹp của nó. Mình đang hiện tồn chứ chưa hiện sinh. Điều đó thật là khó, đòi hỏi khả năng và lòng can đảm lắm đấy

0 comments: